Một phụ nữ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nạn nhân bị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan hạ phân thùy VI... rất nguy kịch. Nạn nhân tưởng chừng khó thoát khỏi lưỡi hái tử thần đã được cứu sống ngoạn mục.
Ngày 6.5, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM)cho hay đã cứumột nạn nhânnguy kịch dobị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan...
Theo người nhà của nạnnhân, trước đó chị Đ.T.H (52 tuổi, ngụ ở Bà Rịa-Vũng Tàu)bị tai nạn giao thông nghiêm trọng được chuyển đến bệnh viện địa phương vớichẩn đoán đa chấn thương, gãy hai xương cẳng chân phải, tràn máu màng phổi phải, gãy đa cung sườn, dập rách gan...
Tại đây, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân phải và đặt dẫn lưu màng phổi phải. Hơn một tháng nằm viện nhưng chị H. vẫn cảm thấy mệt, khó thở tăng dần, hai chân sưng phù, tím lạnh. Xuất viện được vài ngày bệnh trở nặng nên người nhà đã chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình – Phó giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Ydược cho biết bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, da niêm mạc nhợt nhạt, hai chân sưng căng, tím tái.
Các bác sĩ đã xác định bệnh nhân bịvỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan hạ phân thùy VI, dãy xương sườn 8, 9, 10, 11 phải, gãy 2 xương cẳng chân phải đã phẫu thuật kết hợp xương.
Tình trạng trên của bệnh nhân được nhận định là rất nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao. Bệnh viện đã quyết địnhtổ chức một cuộc hội chẩn toàn viện với sự tham gia củagần chục chuyên khoa của bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ tiên lượng các tổn thương của bệnh nhân là rất phức tạpcần phải có sự phối hợp phẫu thuật vàđiều trị của nhiều chuyên khoa.
Theo đó, ê kíp can thiệp tim mạch đặt lưới lọc vào tĩnh mạch chủ để ngăn cản khối máu đông đi lên tim-phổi, quá trình này thực hiện tại đơn vị can thiệp mạch với máy chụp mạch xóa nền (DSA). Sau đó, ê-kíp lồng ngực – mạch máu tiến hành phẫu thuật mở ngực-bụng, khâu tái tạo cơ hoành và đưa các tạng thoát vị về lại khoang bụng, đồng thờilấy nhiều huyết khối phục hồi lưu thông tĩnh mạch chủ dưới.
Trong quá trình phẫu thuật, chuyên khoa ngoại gan - mật - tụy luôn túc trực sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp có tổn thương gan và tạng bụng phức tạp khác.
“Hiện sau 20 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục, không còn khó thở, hai chân hết sưng và xuất viện với sức khỏe ổn định”, bác sĩ Bình cho hay.
Theo bác sĩ Bình, đây là một ca bệnh đa chấn thương rất hiếm gặp, đòi hỏi sự phối hợp tối đa và hiệu quả của các chuyên khoa. Trong trường hợp này không chỉ thể hiện ở sự phối hợp liên chuyên khoa trong phẫu thuật, mà quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các chuyên khoa. Khoa lồng ngực – mạch máu đảm nhiệm theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật; khoa nội tim mạch đánh giá tình trạng huyết khối tái lập và phối hợp sử dụng thuốc kháng đông; khoa hồi sức tích cực đảm nhiệm hồi sức và điều chỉnh các rối loạn; các chuyên khoa khác như phục hồi chức năng, dinh dưỡng tiết chế, dược lâm sàng… phối hợp liên tục để đảm bảo quá trình hồi phục của người bệnh được diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Hồ Quang