Sở Y tế Đà Nẵng kết luận 2 sản phụ tử vong khi sinh mổ ở Bệnh viện Phụ nữ ''nghĩ nhiều đến do ngộ độc thuốc gây tê Bupivacaine''. Sở này khẳng định đến thời điểm xảy ra sự cố chưa nhận được cảnh báo từ Bộ Y tế về lô thuốc, còn bệnh viện cơ bản làm đúng quy trình.

Đà Nẵng kết luận vụ 2 sản phụ tử vong khi sinh mổ: Bệnh viện làm đúng quy trình

Lê Đình Dũng | 17/12/2019, 11:04

Sở Y tế Đà Nẵng kết luận 2 sản phụ tử vong khi sinh mổ ở Bệnh viện Phụ nữ ''nghĩ nhiều đến do ngộ độc thuốc gây tê Bupivacaine''. Sở này khẳng định đến thời điểm xảy ra sự cố chưa nhận được cảnh báo từ Bộ Y tế về lô thuốc, còn bệnh viện cơ bản làm đúng quy trình.

Sáng 17.12, Sở Y tế Đà Nẵng phát đi thông báo kết luận của hội đồng chuyên môn đánh giá sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng.

Trước đó, chỉ trong ngày 17.11.2019, tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng đã xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng khiến một sản phụ tử vong và một sản phụ nguy kịch sau khi dùng thuốc gây tê để mổ lấy thai. Cả 2 sản phụ đều có biểu hiện khó chịu vùng mông, bứt rứt, đau, chuyển mê nội khí quản sau khhi gây tê tủy sống.

Hậu quả, sản phụ Võ Thị Nhất Sinh tử vong. Sản phụ Nguyễn Thị Huyền lâm vào tình trạng nguy kịch và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đà Nẵng cứu chữa, đến nay đã bình phục và xuất viện.

Ngoài 2 trường hợp trên, vào tháng 10.2019, cũng tại Bệnh viện Phụ nữ, sản phụ Lê Huỳnh Phương Triều(SN 1987) cũng đã tử vong khi được tiêm thuốc gây tê và xuất hiện các triệu chứng tương tự.

Thông báo kết luận phát đi sáng 17.12 của Sở Y tế Đà Nẵng cho hay: Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thu thập dữ liệu và ý kiến thảo luận của các thành viên, Hội đồng chuyên môn kết luận Bệnh viện Phụ nữ hoạt động và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo đúng chức năng đã được phê duyệt và thực hiện các kỹ thuật tuân thủ các quy định; danh mục chuyên môn kỹ thuật được cấp phép. Cácthành viên tham gia điều trị các ca này đều có chứng chỉ hành nghề và phạm vi chuyên mô phù hợp; tuy nhiên, có 1 bác sĩgây mê chính là cơ hữu, 1 bác sĩkhông cơ hữu nhưng có hợp đồng với bệnh viện.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng, tính đến thời điểm xảy ra sự cố, Bệnh viện Phụ nữ và Sở Y tế chưa nhận được văn bản nào liên quan đến lô thuốc gây tê đã sử dụng cho các bệnh nhân từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), các cơ quan quản lý chuyên môn có liên quan và nhà cung ứng thuốc.

Phía Đà Nẵng cũng cho hay, kết quả kiểm nghiệm thuốc ngày 9.12.2019 của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương về mẫu thuốc Bupivacaine (49Gt 115 và 49Gt 116) cho kết quả đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở.

Sở Y tế Đà Nẵng khẳng định: “Cả 3 ca bệnh đều là sự cố y khoa nghiêm trọng liên quan đến thuốc gây tê Bupivacaine với chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc gây tê và tử vong nghĩ nhiều đến sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê”.Theo đó, 2 ca tử vong được hội đồng chẩn đoán nguyên nhân ''nghĩ nhiều đến do ngộ độc thuốc gây tê Bupivacaine''; một ca nguy kịch được chẩn đoán ''xác định ngộ độc thuốc gây tê Bupivacaine'',

Về xác định trách nhiệm chuyên môn của Bệnh viện Phụ nữ, Hội đồng y khoa kết luận về quy trình tổ chức đón tiếp, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân là thực hiện đúng quy định; các chẩn đoán bệnh chính và bệnh kèm, biến chứng là phù hợp.

Tuy nhiên, đối với trường hợpsản phụ Lê Huỳnh Phương Triều, bệnh viện đã không báo cáo ngay phản ứng thuốc trên hệ thống khi xảy ra sự cố, bệnh án không thể hiện rõ diễn biến lâm sàng cũng như y lệnh cụ thể trong quá trình cấp cứu người bệnh. Đối với sản phụ Võ Thị Nhất Sinh, bệnh viện đã có tổ chức hội đồng chuyên môn phân tích tìm nguyên nhân bệnh nhưng chậm, không báo cáo kịp thời và chưa tiên lượng tốt ca bệnh.

Trước những sai sót trên, Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị Bệnh viện Phụ nữ cần rút kinh nghiệm sâu sắc về các ca bệnh đã xảy ra sự cố y khoa này; tập trung chú trọng khâu tiên lượng bệnh và triển khai báo cáo ngay các sự cố y khoa theo đúng quy định của Bộ Y tế và báo cáo phản ứng theo quy định.

Trong thời gian các sản phụ trên nhập viện, các bác sĩ có dùng thuốc Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy để điều trị cho 3 bệnh nhân. Loại thuốc này do Ba Lan sản xuất, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPCI - Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng.

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng nhập lô thuốc này gồm 250 liều, đã sử dụng 130 liều, số còn lại bị niêm phong để chờ kết quả xét nghiệm sau khi xảy ra sự cố.

Đáng nói, từ đầu năm 2019, Hội gây mê khu vực phía nam và một số bệnh viện tại Cần Thơ, Long An, Bến Tre... đều đã báo cáo về việc thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (của Ba Lan) được thay thế cho thuốc Bupivacaine for spinal anaesthesia Aguettant 5mg/ml sản xuất tại Pháp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các bệnh viện phía nam ghi nhận thuốc này có hiệu quả giảm đaukhông hoàn toàn, làm tụt huyết áp kéo dài và một số trường hợp gây ra sốc, co giật.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng kết luận vụ 2 sản phụ tử vong khi sinh mổ: Bệnh viện làm đúng quy trình