Bị cáo Phan Thành Mai cho rằng những sai phạm dẫn đến thất thoát hàng nghìn tỉ đồng do chủ trương của Hội đồng quản trị, các bị cáo từng là cấp dưới của mình chỉ là người nhận lệnh chỉ đạo, không biết rõ bản chất của sự việc.

Đại án 9.000 tỉ: Phan Thành Mai bảo vệ thuộc cấp

Hồ Phước Đông | 29/07/2016, 07:12

Bị cáo Phan Thành Mai cho rằng những sai phạm dẫn đến thất thoát hàng nghìn tỉ đồng do chủ trương của Hội đồng quản trị, các bị cáo từng là cấp dưới của mình chỉ là người nhận lệnh chỉ đạo, không biết rõ bản chất của sự việc.

Trong buổi chiều 28.7, phiên xét xử Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) cùng đồng bọn gây ra thiệt hại 9.000 tỉđồng tại Ngân hàng Xâydựng(VNCB) tiếp tục diễn ra. Cho đến nay Phạm Công Danh vẫn chưa tham gia trả lời bất kỳcâu hỏi nào của Hội đồng xét xửvề những tình tiết liên quan đến vụ án.

Trong khi đó, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) được xét hỏi khá nhiều. Bị cáo này được xem là "cánh tay phải đắc lực"của Phạm Công Danh trong suốt năm tháng làm việc tại VNCB.

Cácbị cáo khác (từng là thuộc cấp của Mai tại VNCB) cũngbị xét hỏi tại phiên tòa. Ngay sau khi những bị cáo khác trả lời về những hành vi có liên quan đến vụ án, Phan Thành Mai tỏ ra khábình thản, trả lời Hội đồng xét xử rành mạch và liên tụcbảo vệ thuộc cấp của mình.

Phan Thành Mai trả lờiHội đồng xét xử trong phiên tòa chiều 28.7: “Quy trình tín dụng VNCB thực hiện theo quy định tín dụng của pháp luật, dựa vào thực tế Ngân hàng Đại Tín đã cho ra đời một số quyết định như 04/2013 quyết định sửa đổi bổ sung quyết định 72/2012. Chi tiết trong những quyết định này bị cáo không nhớ, nhưng bị cáo nhớ rõ quy trình tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Phương pháp thẩm định phải xác định dựa trên 3 thông tin: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin qua thực tế, thông tin từ mạng truyền thông. Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới của mình phải tuân thủ đủ 3 bước trên để quyết định quy trình cho vay. Trong quá trình hoạt động thì ngân hàng thường xuyên tổ chức tập huấn, nhưng cách hiểu thì do từng chi nhánh hiểu qua từng lượt tập huấn.

Quá trình thực hiện thì nhân viên đã không thẩm định thực tế mà chỉ nhận hồ sơ và làm theo chủ trương từ trên chỉ đạo xuống. Không có chữ ký mẫu của khách hàng tại ngân hàng là sai quy trình. Nhưng xem xét thì phía trên Hội sở làm đúng còn xuống từng chi nhánh do cách hiểu và ban hành nên đã làm sai quy trình thẩm định cho vay.

Do trong quá trình tiếp nhận làm Tổng giám đốc,bị cáo phải thay đổi tất cả quy định quy trình cho vay từ Đại Tín nên quá trình truyền tải và thông tin xuống chi nhánh có một số sai trái trong quá trình cho vay vốn. Cho tới đầu năm 2014 thì VNCB mới bắt đầu hoàn tất những quy định cho vay vốn.

Sau khi giải ngân thì các hợp đồng ngắn hạn mà vay vượt mức thì không thuộc phán quyết của chi nhánh mà phải phụ thuộc vào Hội đồng tín dụng của Hội sở, Hội đồng tín dụng của ngân hàng, nhằm nắm rõ quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng phải lập sổ theo dõi thông tin trên hệ thống nếu phát hiện có sai sót thì phải báo và sửa chữa ngay. Đồng thời phải theo dõi việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng có phù hợp hay không cũng như khả năng thực hiện. Đây là chỉ đạo từ Hội sở xuống tất cả nhân viên chi nhánh buộc phải thực hiện.

Qua đó, bị cáo xin Hội đồng xét xửxem xét trách nhiệm vai trò cho các bị cáo trong vụ án này liên quan tới việc Vi phạm quy định cho vay. Những bị cáo này chỉ thực hiện theo chủ trương của Hội đồng quản trị vàchỉ thực hiện theo yêu cầu màkhông biết bản chất sự việc và không thể thay đổi được việc này”.

Theo cáo trạng hơn 220 trang của VKSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính vụ án, phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền trên 9.000 tỉđồng mà VNCB bị thiệt hại (mới chỉ giai đoạn 1). Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỉđồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản. Sau đó tiếp tục giải ngân 300 tỉđồng dù không có hồ sơ vay vốn màchỉ cầm cố 6 sổ tiết kiệm (không có giá trị pháp lý), rút 903 tỉdưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉđồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉkhi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉđồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần. Ngoài ra Phạm Công Danh còn chỉ đạo thuộc cấp lập 2 hồ sơ thuê mặt bằng khống trục lợi 580 tỉđồng.

Ngày 29.7, Phạm Công Danh sẽ chính thức tham gia trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xửtại phần xét hỏi của phiên tòa.

Nghinh Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Phan Thành Mai bảo vệ thuộc cấp