Theo đại diện VKS, trước yêu cầu của Thông tư 02, đáng lý ra OceanBank, nhất là Chủ tịch và Ban Điều hành phải có những giải pháp nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành, thay đổi biện pháp, thay đổi tư duy để ngân hàng tồn tại. Tuy nhiên, với những động cơ mang tính cá nhân và nhóm lợi ích, Hà Văn Thắm đã lựa chọn hành vi làm trái pháp luật.

Đại án Oceanbank: Hành vi trái pháp luật không thể coi là chính đáng

Thu Anh | 24/09/2017, 11:41

Theo đại diện VKS, trước yêu cầu của Thông tư 02, đáng lý ra OceanBank, nhất là Chủ tịch và Ban Điều hành phải có những giải pháp nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành, thay đổi biện pháp, thay đổi tư duy để ngân hàng tồn tại. Tuy nhiên, với những động cơ mang tính cá nhân và nhóm lợi ích, Hà Văn Thắm đã lựa chọn hành vi làm trái pháp luật.

Sáng 24.9, đại diện VKS đã đối đáp với các luật sư về các tội danh và những vấn đề liên quan trong vụ án.

Không chấp nhận hành vi trái pháp luật mà lại coi là chính đáng

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong vụ án này là tội “Cố ý làm trái”. Đại diện VKS bảo lưu quan điểm khi cho rằng các bị cáo đã vi phạm Điều 165 BLHS qua việc chi lãi ngoài. Số tiền này được lấy từ các tài khoản phục vụ cho ngân hàng và được chi vào hoàn ứng không có chứng từ hợp lệ, rút tiền chi cho các cá nhân không có hóa đơn chứng từ, không có khả năng thu hồi.

“OceanBank là 1 tổ chức tín dụng, dù muốn hay không họ cũng phải tuân thủ Luật Tổ chức tín dụng cũng như các quy định khác của NHNN ban hành. Trước yêu cầu của Thông tư 02, đáng lý ra OceanBank, nhất là Chủ tịch và Ban Điều hành phải có những giải pháp nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành, thay đổi biện pháp, thay đổi tư duy để ngân hàng tồn tại. Tuy nhiên, với những động cơ mang tính cá nhân và nhóm lợi ích, Hà Văn Thắm đã lựa chọn hành vi làm trái pháp luật. Với số tiền hàng ngàn tỉ đồng được chi cho những cá nhân là lãnh đạo các tổ chức có nguồn tiền gửi, để các cá nhân này trục lợi, nguồn vốn này là tài sản của nhà nước”, đại diện VKS nói.

Theo đại diện VKS, không một Nhà nước nào chấp nhận một tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật mà lại coi là chính đáng, trừ trường hợp bất khả kháng được quy định rõ trong BLHS.

Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa

Về hành vi “Lạm dụng chứcvụ chiếm đoạt tài sản” liên quan đến tội danh của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, đại diện VKS trích dẫn lại lời khai của Thắm khi thừa nhận bối cảnh phải thực hiện theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn về việc phải chi lãi ngoài: “Lý do lựa chọn Sơn là vì Sơn có lợi thế quá lớn trong việc huy động tiền từ PVN”.

Theo đại diện VKS, toàn bộ số tiền này không được hạch toán vào nguồn thu của PVN, mà đã bị Sơn dùng vào mục đích cá nhân, chia chác cho các mối quan hệ. Phiên tòa đã làm rõ được số tiền chiếm đoạt chia cho Ninh Văn Quỳnh và ông Quỳnh cũng khai chi vào việc cá nhân. Về chức vụ, quyền hạn của Sơn, VKS cho rằng thỏa mãn yếu tố chức vụ và quyền hạn; còn có hay không, HĐXX sẽ cân nhắc một cách toàn diện.

Đối với hành vi “Vi phạm các quy định cho vay”, VKS cho rằng đã nêu rõ căn cứ cơ sở pháp lý, chứng cứ vật chất, để mong nhận được đánh giá khách quan rõ ràng hơn về hành vi của Hứa Thị Phấn.

“Mối quan hệ biện chứng đồng phạm của Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, và Trần Văn Bình trong tội danh này là có cơ sở khoa học về lý luận. Về dòng tiền liên quan đến trách nhiệm dân sự, dòng tiền này đi đến địa chỉ cuối cùng là có cơ sở, người chiếm được phải có trách nhiệm hoàn lại, quan điểm này sẽ được HĐXX cân nhắc”.

Về các vấn đề khác, đại diện VKS cho rằng luận cứ, căn cứ nêu ra đã rõ, VKS đề nghị HĐXX cân nhắc lời đề nghị của VKS về tình tiết giảm nhẹ, có hướng xử lý về trách nhiệm dân sự để có bản án phù hợp, công tâm và thuyết phục.

Luật sư Phạm Danh Tín đối đáp lại với VKS

LS khẳng định Nguyễn Xuân Sơn không tham ô

Đối đáp lại VKS, luật sư Phạm Danh Tín nói: “Chúng tôi đã chờ đợi rất nhiều và mong VKS rút quyết định truy tố tội danh Tham ô đối với Nguyễn Xuân Sơn nhưng chúng tôi rất thất vọng. Và chúng tôi khẳng định, Sơn không tham ô 49 tỉ đồng”.

Theo luật sư Tín, số tiền này nằm trong 246 tỉ đồng, nhưng đây là tiền của OceanBank. Vậy Sơn giữ vai trò gì để chiếm đoạt số tiền này khi số tiền này được chi, Sơn không còn làm ở OceanBank mà đã về PVN. Sơn không là người đại diện phần vốn góp vì chưa có quyết định của PVN, OceanBank cũng chưa xác định, chưa được cơ quan thẩm quyền xác nhận nên không đủ cơ sở pháp lý.

Về tội “Cố ý làm trái”, luật sư Tín cho rằng cần làm rõ số tiền chi lãi ngoài có vi phạm không,nếu có, thì thiệt hại bao nhiêu? Tuy nhiên, trong khi quyết định giám định lại không giám định thiệt hại thì lấy đâu ra căn cứ cáo buộc? Và luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang mong HĐXX tuyên các bị cáo bị cáo buộc tội “Cố ý làm trái” không có tội.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án Oceanbank: Hành vi trái pháp luật không thể coi là chính đáng