“Anh không thể hai mặt, anh nói ở cơ quan chính thống thế này nhưng đưa lên mạng xã hội thông tin lại khác. Theo tôi phải cấm luôn việc này, không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin Nhà nước hay của cơ quan báo chí”, đại biểu Hà Minh Huệ (tỉnh Bình Thuận) nói.

Đại biểu Quốc hội: Cấm nhà báo đăng thông tin “hai mặt” trên mạng xã hội

Một Thế Giới | 22/03/2016, 05:31

“Anh không thể hai mặt, anh nói ở cơ quan chính thống thế này nhưng đưa lên mạng xã hội thông tin lại khác. Theo tôi phải cấm luôn việc này, không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin Nhà nước hay của cơ quan báo chí”, đại biểu Hà Minh Huệ (tỉnh Bình Thuận) nói.

Ngày 21.3, cho ý kiến xây dựng Luật Báo chí sửa đổi, đại biểu Hà Minh Huệ (tỉnh Bình Thuận) cho rằng, cần bổ sung một số quy định vào điều 25 về nghĩa vụ của phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin của cơ quan báo chí.
Lý do ông Hà Minh Huệ đề xuất nội dung trên vì hiện nay, tình trạng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, trong đó có nhiều nhà báo sử dụng mạng xã hội đăng thông tin lại khác với thông tin chính thống của chính cơ quan báo chí. Theo ông Huệ cơ quan báo chí nước ngoài cấm việc này vì nó liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
“Anh không thể hai mặt, anh nói ở cơ quan chính thống thế này nhưng đưa lên mạng xã hội thông tin lại khác. Theo tôi phải cấm luôn việc này, không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin Nhà nước hay của cơ quan báo chí”, ông Hà Minh Huệ nói.
Trước tình trạng nhiều tờ báo phải thu hẹp thị phần, cắt giảm nhân lực loay hoay tìm lối ra trước sự cạnh tranh gay gắt của mạng xã hội, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn về vấn đề “thông tin và tài chính”. Do vậy việc sửa luật báo chí lần này phải đặt trong bối cảnh “báo chí đang bị mạng xã hội cạnh trang” và nhà nước cần có chính sách “khơi luồng, mở cửa” để báo chí có thể phát triển.
Theo đó, đại biểu Trang đề nghị nhà nước có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho báo chí phát triển “không phải bằng bao cấp mà bằng cơ chế mở”, giúp báo chí tự chủ, năng động hơn trong bối cảnh mới. Chẳng hạn bằng các hình thức tạo nguồn thu cho cơ quan báo chí như cho phép báo chí đăng thông tin trên môi trường youtube, hoặc được phép phối hợp với cơ quan báo chí nước ngoài trong quảng cáo phát hành.
Cùng đề cập đến vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) cũng chỉ rõ trong số hàng nghìn tờ báo, ấn phẩm hiện nay thì đại đa số là các cơ quan báo chí là “sống nhờ” vào bầu sữa bao cấp.
Để giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo sức bật cho cơ quan báo chí, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, cần phân biệt cơ quan báo chí làm 3 loại gồm: Một là cơ quan báo chí thuộc cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính Phủ được đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên; Hai là cơ quan báo chí sự nghiệp có thu tự cân đối thu chi; Ba là cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
“Trên cơ ở này thì Chính phủ ban hành Nghị định về lộ trình sắp xếp các cơ quan báo chí để phù hợp với điều kiện thực tế, tình hình phát triển”, đại biểu Thúy nói.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) về vấn đề loại hình hoạt động của cơ quan báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho hay đã có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cho phép cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp là tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (khoản 7 Điều 4), trong khi đó, cơ quan báo chí không phải là doanh nghiệp và hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh.
Hơn nữa, cơ chế thành lập, quản lý doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm khác cơ bản so với cơ chế thành lập, quản lý cơ quan báo chí. Như vậy, việc quy định cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là không phù hợp.
Cũng theo ông Thi, cơ quan báo chí của các cơ sở giáo dục, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, nếu chỉ được hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu là chưa phù hợp vì các cơ quan báo chí này bị lệ thuộc vào mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan chủ quản. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung quy định “Tạp chí khoa học được hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản” (khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật).
Quang Phong/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Quốc hội: Cấm nhà báo đăng thông tin “hai mặt” trên mạng xã hội