Sáng 28.10, nêu ý kiến về việc có nên bỏ nhạc sĩ, phát thanh viên ra khỏi đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT hay không, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối.

Đại biểu quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định nhạc sĩ được xét danh hiệu NSND, NSƯT

Dạ Thảo | 28/10/2021, 15:18

Sáng 28.10, nêu ý kiến về việc có nên bỏ nhạc sĩ, phát thanh viên ra khỏi đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT hay không, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối.

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 28.10 về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) trong đó có đề nghị Ban soạn thảo dự án luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) giữ nguyên quy định nhạc sĩ là đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) nhất trí với việc không đưa phát thanh viên vào đối tượng được xét tặng NSND, NSƯT, nhưng vẫn giữ lại đối tượng là nhạc sĩ.

Theo ý kiến của nghệ sĩ Dương Minh Ánh thì nhạc sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, nếu không có nhạc sĩ thì lấy đâu ra tác phẩm để nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc công thể hiện. Nhạc sĩ không phải nghệ sĩ biểu diễn nhưng phải khẳng định họ là nghệ sĩ, là người quan trọng tạo ra các sản phẩm sáng tạo đến với công chúng, giống như các đạo diễn, quay phim, họa sĩ, âm thanh, biên đạo… “Nếu các nhạc sĩ đảm bảo được các tiêu chí, tiêu chuẩn số lượng giải thưởng uy tín, số năm công tác, đóng góp cho ngành văn hóa nghệ thuật thì họ phải được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT” - Đại biểu Dương Minh Ánh nhấn mạnh.

Từ phân tích trên, đại biểu Ánh đề nghị cơ quan soạn thảo giữ nguyên nhạc sĩ là đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT như quy định hiện hành.

duong-ca-.jpg
Nhạc sĩ Dương Cầm - Ảnh: NVCC

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc. Nếu nhạc sĩ có tác phẩm hay, xuất sắc, được ghi nhận thì sẽ được trao tặng các giải thưởng này. Còn với danh hiệu NSND, NSƯT là tặng cho sự nghiệp và người biểu diễn nghệ thuật. Trong trường hợp nhạc sĩ cũng tham gia biểu diễn thì có thể được xét tặng danh hiệu này.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Danh Tú (oàn Kiên Giang) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, không nên bỏ quy định nhạc sĩ là đối tượng được xét tặng NSND, NSƯT. Nhạc sĩ là người sáng tác, tác phẩm của nghệ sĩ nếu đủ điều kiện sẽ được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

Tương tự như vậy, họa sĩ cũng là người sáng tác tranh, tác phẩm của họa sĩ có giá trị, đủ các tiêu chuẩn cũng sẽ được xem xét trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. "Dự thảo Luật quy định họa sĩ, trong khi đó lại bỏ nhạc sĩ là đối tượng được xét tặng NSND, NSƯT như vậy chưa đảm bảo sự thống nhất trong quá trình xây dựng luật" - đại biểu Nguyễn Danh Tú cho hay.

Trước đó, đưa ra ý kiến riêng của mình về vấn đề này, nhạc sĩ Dương Cầm nêu ra ý kiến:

“Thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa có sự phân định rạch ròi như nào là nhạc sĩ, bởi vậy nên xét giải thưởng rất khó. Ví dụ như có nhạc sĩ phối khí (arranger), nhạc sĩ sáng tác bài hát (song writer), nhạc sĩ soạn nhạc (composer)...

Tôi nghĩ rằng, phải làm rõ thì mới có hệ thống xét giải phù hợp được. Theo quan điểm của tôi, giải thưởng Nhà nước hay giải thưởng Hồ Chí Minh vẫn chưa cởi mở với đối tượng tác giả trẻ, có nhiều cống hiến ở thời điểm hiện hành.

Ví dụ như nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, không chỉ sáng tác ca khúc, anh còn sáng tác giao hưởng, được nhiều dàn nhạc trên thế giới chơi tác phẩm của mình, anh cũng đi lưu diễn nhiều nơi, có cống hiến lớn cho nghệ thuật nước nhà... dù vậy anh vẫn chưa nhận được giải thưởng hay sự tôn vinh xứng đáng nào.

Phải đến 80% người nhận giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh là thế hệ nhạc sĩ tên tuổi, đã khuất. Ở mỗi thời điểm nên có sự ghi nhận khác nhau để tôn vinh được sự cống hiến của các nhạc sĩ, chứ không nên chỉ tập trung vào nghệ sĩ biểu diễn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
3 giờ trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định nhạc sĩ được xét danh hiệu NSND, NSƯT