Theo nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), lý do khiến họ né tránh báo chí là bản thân chưa làm chủ được thông tin, kiến thức, chưa có kỹ năng tiếp xúc báo chí và cũng không ít trường hợp do nhà báo thông tin sai ý kiến của họ, khiến họ gặp phiền hà.

Đại biểu quốc hội trải lòng lý do 'e ngại' báo chí

Trí Lâm | 19/06/2016, 05:57

Theo nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), lý do khiến họ né tránh báo chí là bản thân chưa làm chủ được thông tin, kiến thức, chưa có kỹ năng tiếp xúc báo chí và cũng không ít trường hợp do nhà báo thông tin sai ý kiến của họ, khiến họ gặp phiền hà.

Tại cả đôi bên!

Thực tế, câu chuyện các ĐBQH ngại tiếp xúc với báo chí không mới. Ngay từ năm 2012, TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộilúc đó cũng đã đề cập đến vấn đề này. Theo ông Dũng, nguyên nhân làđại biểu chưa có kỹ năng tiếp cận với báo chí.

Tại cuộc giao lưu, gặp gỡ báo chí nhân ngày Báo chí cách mạng tại Văn phòng Quốc hội chiều 16.6, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, báo chí có vai trò cầu nối hữu hiệu giữa Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng thừa nhậnvì nhiều lý do đã xảy ra tình trạng các ĐBQH nébáo chí. Hơn nữa, Quốc hội khóa 14 tới đây có tới 317 ĐBQH tham gia lần đầu, chưa quen với hoạt động của Quốc hội cũng như tiếp xúc báo chí nên việc kết nối, trao đổi giữa báo chí và các đại biểu mới có thể còn một số vướng mắc.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ĐBQH Hà Nội khóa 13 Bùi Thị An cho biết, qua kinh nghiệm của bà, báo chí là một kênh để nắm bắt và truyền tải thông tin hữu hiệu đối với các ĐBQH.

Bà Bùi Thị An cũng cho hay, đã là đại biểu của dân thì phải nghe tiếng nói của dân, có thể nghe qua nhiều hình thức, trong đó có báo chí. Bởi vì báo chí chân chính luôn phản ánh nguyện vọng của người dân trên trang báo của mình. Tuy nhiên, trước các thông tin mà báo chí phản ánh thì các ĐBQH cũng cần phải kiểm chứng, thẩm định xem đâu là cái cốt lõi, đâu là cái dânđang bức xúc nhất.

“Còn báo chí phản ánh là có tình trạng nhiều đại biểu né tránh báo chí thì tôi không thể trả lời thay cho các đại biểu khác được, phải để họ tự trả lời. Nhưng qua kinh nghiệm hoạt động tại Quốc hội của mình thì tôi nhận thấy ĐBQH và báo chí cần có mối liên hệ sâu sắc và ĐBQH không nên né tránh báo chí”, bà An cho hay.

Giải thích cho ý kiến của mình, bà An nói, trước những vấn đề bức xúc của nhân dân, của cử tri mà ĐBQH không phản ánh hết được trên diễn đàn Quốc hội thì cần phản ánh thông qua báo chí. Cả hai cần bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau, không có lý do gì mà phải e dè báo chí cả. Nhiều khi ĐBQH cũng cần phải chủ động gặp gỡ báo chí để thông tin.

Bên cạnh đó, theo bà An, lý do khiến các ĐBQH né báo chí bởi vì có những nhà báo nhiều khi không phản ánh đúngý kiến của ĐBQH, hoặc lồng ý kiến cánhân của nhà báo vào khiến dư luận hiểu lầm, khiến đại biểu bị “ném đá” nên đại biểu cũng ngại điều đó.

“Nhiều nhà báo cũng chọn không đúng đại biểu để hỏi. Bởi vì đại biểu có chuyên môn ở lĩnh vực nào thì mới trả lời sâu về lĩnh vực đó được, nhờ đó mà chất lượng thông tin mới cao. Còn nếu nhà báo chọn đại biểu để hỏi mà không đúng với chuyên môn của họ thì rất khó, họ né tránh cũng đúng”, bà An cho hay.

Trả lời báo Một Thế Giới,ĐBQH Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, báo chí là cơ hội rất tốt để ĐBQH truyền thông điệp của mình đến cử tri và cũng thông qua báo chí là cơ hội rất tốt để ĐBQH xây dựng hình ảnh của mình.

“Nếu như ĐBQH mới tham gia lần đầu và Quốc hội thì rất ngại tiếp xúc báo chí, đây có lý do là bản thân ĐBQH chưa làm chủ được thông tin, kiến thức pháp luật và đôi khi cũng lo sợ là kỹ năng giao tiếp với báo chí không chuẩn sẽ “gặp họa”. Do đó, có nhiều ĐBQH cũng rất ngại chỉ sợ báo chí nói sai ý của mình”, ông Lê Như Tiến nói.

Tại buổi tọa đàm Quốc hội với báo chí vừa qua, ông Tiến cũng đề cập nhà báo cần phản ánh chính xác, khách quan, trung thực những thông tin mà ĐBQH, Quốc hội đã quyết định, nếu đưa sai thông tin sẽ có tác dụng ngược.

“Điều này có tính chất hai mặt, một mặt là nếu đưa tin chính xác, khách quan, trung thực thì thúc đẩy xã hội phát triển, còn mặt khác sẽ phản tác dụng, hình ảnh của tờ báo, nhà báo đó không còn hình ảnh trong lòng của các ĐBQH nữa, dẫn đến việc ngại trả lời phỏng vấn trong những lần sau”, ông Tiến nói.

Báo chí giúp cử tri đánh chất lượng của ĐBQH

Theo ông Nguyễn Hạnh PhúcTổng Thư ký Quốc hội, báo chí đã truyền tải hiệu quả các thông tin từ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tới cử tri và nhân dân cả nước, đồng thời qua báo chí, Quốc hội cũng lắng nghe được nhiều hơn những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Ông Phúc cho rằng, thời gian qua, phương thức thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội của các cơ quan thông tấn báo chí cũng không ngừng được đổi mới, phong phú và đa dạng hơn. Số lượng các cơ quan báo chí tham gia thông tin, tuyên truyền về Quốc hội tăng nhanh, chất lượng thông tin tuyên truyền được bảo đảm; ngày càng có nhiều phóng sự, bài báo phân tích, bình luận sắc sảo.

Theo đại biểuAn, báo chí hiện nay phản ánh tương đối trung thực, sôi động và cập nhật đầy đủ các hoạt động, diễn biến trong xã hội. Do đó, báo chí có vai trò hết sức quan trọng đối với người dân nói chung cũng như đối với công việc của các Đại biểu Quốc hội nói riêng.

“Nhiệm vụ của ĐBQH là lắng nghe dân và truyền tải ý kiến của nhân dân đến với Quốc hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ĐBQH cũng có thể trực tiếp gặp gỡ hay tìm hiểu hết được những vẫn đề bức xúc của cử tri, của xã hội nên các ĐBQH cần nắm bắt những vấn đề đó qua báo chí”, bà An nói thêm.

ĐBQH Lê Như Tiến còncho rằng, báo chí hoạt động theo luật định và không thể nói là thích hay không thích. Báo chí có vai trò đưa tin hằng ngày để cử tri biết được Quốc hội hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao. Nếu như ĐBQH chỉ phát biểu trong hội trường mà không có báo chí, không có truyền hình, báo chí không được tham gia thì ĐBQH chỉ nói cho 500 ĐBQH khác nghe, nhưng nếu có sự tham gia của báo chí thì hàng vạn, hàng triệu người cùng được biết đến thông điệp ĐBQH muốn gửi tới.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu quốc hội trải lòng lý do 'e ngại' báo chí