Giữa năm 2007, người dân cả nước đau đáu hướng về vùng đất nghèo Quảng Trị, dõi theo diễn tiến của đại dịch lở mồm long móng trên gia súc chưa từng có. Dịch đến như một cơn bão, tốc độ, mức độ lây lan khủng khiếp. Nhiều người sau đó bị quy tội gây ra dịch bệnh làm nên một vụ án oan cũng chưa từng có ở vùng “đất lửa”.

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày

Lê Đình Dũng | 18/11/2018, 06:48

Giữa năm 2007, người dân cả nước đau đáu hướng về vùng đất nghèo Quảng Trị, dõi theo diễn tiến của đại dịch lở mồm long móng trên gia súc chưa từng có. Dịch đến như một cơn bão, tốc độ, mức độ lây lan khủng khiếp. Nhiều người sau đó bị quy tội gây ra dịch bệnh làm nên một vụ án oan cũng chưa từng có ở vùng “đất lửa”.

Hơn 10 năm trước, một doanh nhân “chân đất” chuyên cung ứng giống cây trồng, vật nuôicho bà con nông dân tỉnh Quảng Trị, một số tỉnhthành miền Trung và cảnước bạn Lào đã bị truy tố, rơi vào vòng lao lý khi bị cho là người “làm lây lan dịch bệnh cho động vật”.

Đó là ông Dương Văn Hòa, 61 tuổi, ở khu phố 3, thị trấn Gio Linh, H.Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuận Thành (H.Gio Linh).

Kýức kinh hoàng

Đầu tháng 6.2007, dịch lở mồm long móng (LMLM) được phát hiện xuất hiện trên một số đàn gia súc ở tỉnh Quảng Trị. Trong khoảng thời gian một tháng sau đó, dịch LMLM đã bùng phát tại hàng chục xã thuộc 6 huyện, thị xã củatỉnh này. Huyện có gia súc bị bệnh LMLM có cả miền núi lẫn đồng bằng, kể cả huyện đảo Cồn Cỏ xa xôi cũng không tránh khỏi.

Trước mức độ các đàn gia súc với phần lớn là trâubò bị lây lan bệnh LMLM kinh hoàng, ngày 28.6.2007,UBND tỉnh Quảng Trị quyết định công bố dịch LMLM đối với gia súc trên địa bàn tỉnh. Kèm theo việc công bố dịch là chiến dịch phòng chống, dập dịch, bao vây ổ dịch khống chế các ổ dịch. Biện pháp “chuyên môn” được áp dụng vào thời điểm này để dập dịch chủ yếu là “tiêu hủy” tất cả số bò có dấu hiệu mắc bệnh LMLM lẫn có nguy cơ mắc căn bệnh.

Từng tác nghiệp trong đại dịch này, chúng tôi khó thể nào quên không khí căng thẳng, u ám đến thê lương lúc ấy của rất, rất nhiều người dân Quảng Trị. Phương pháp tiêu hủy được người ta dùng đến một cách đại trà là lùa các đàn bò, trâu có dấu hiệu bệnh LMLM lẫn có“nguy cơ” đến khu vực xa dân cư, dùng búa đập chết, sau đó đào hố, rải vôi lên gia súc rồi dùng máy cơ giới lấp lại.

Áp lực dập dịch căng thẳng đến mức người ta không đủ thời gian làm xét nghiệm và chỉ “nhìn” một con là phán đoán cả đàn bò; cứ thế mà cả đàn bò (trâu) đều bị lùa lên xe, hoặc lôi bộ đi tiêu hủy sau khi lập danh sách loại, số lượng gia súc để về sau nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các chủ gia súc. Nhiều nơi ở Quảng Trị nước mắt người hòa với nước mắt trâu bò. Rất nhiều chủ đàn gia súc chỉ tiễn đàn bò, trâu thương yêu của mình đi ra đến đầu ngõ, phó thác cho lực lượng dập dịch rồi quay về nhà ôm nhau khóc chứ không dám đi theo chứng kiến những cái chết tức tưởi của loài vật họ xem là “đầu cơ nghiệp”, là người bạn trong gia đình.

Những đàn gia súc nhiễm bệnh lẫn nghi nhiễm không đủ thời gian xét nghiệm bị đưa đi “hạ sát” nhằm dập dịch trong đại dịch LMLM ở Quảng Trị năm 2007

Đã có 835 con gia súc (phần lớn là bò, trâu) trên toàn tỉnh bị tiêu hủy trong đại dịch LMLM, tổng chi phí lúc ấy làhơn 6,768 tỉ đồng.

“Bão” pháp lý cuốntheo đại dịch

Cơn đại dịch LMLM quét qua Quảng Trị cũng gây áp lực lớn cho cơ quan điều tra tỉnh về nguồn cơn loại dịch bệnh này. “Thủ phạm” được chỉ ra không lâu sau đại dịch xảy ra. Đó là Công ty TNHH Thuận Thành (H.Gio Linh) do ông Dương Văn Hòa làm giám đốc.

Trước thời điểm tỉnh Quảng Trị lâm đại dịch LMLM trên gia súc, tháng 4.2007 ông Hòa có kýkết với Ban Quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Quảng Trị (Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm tỉnh) cung cấp bò giống phục vụ dự án giảm nghèo của tỉnh tại hai huyện Đăk Rông và Hướng Hóa, hai huyện vùng cao của Quảng Trị.

Không lâu sau khi ông Hòa đưa một phần số bò trong “gói” hợp đồng dự án này về cho người dân thì xảy ra dịch. Ông Hòa bị cơ quan điều tra cho là không tuân thủ pháp luật về thú y, các quy định và quy trình kiểm dịch nhập bò cùng như đưa bò về cho dân.

Kết quả điều tra của cơ quan điều tra lúc ấy được hiểu là “bò dự án” màông Hòa cung ứng đã mắc bệnh LMLM rồi lây qua bò người dân, sau đó gây nên thảm kịch chung của đại dịch LMLM ở Quảng Trị.

Những đàn bò được đưa lên đồi Gia Môn, xã Gio Phong, H.Gio Linh để khai tử trong đại dịch LMLM 2007

Ngày 12.7.2007, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án hình sự số 09/PC15; ngày 31.7.2007cơ quan này khởi tố bị can đối với ông Dương Văn Hòa về tội “Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật” quy định tại điều 187 Bộ luật Hình sự. Cùng với ông Hòa, một số người khác cũng bị khởi tố theo cùng tội danh “Làm lây lan dịch bệnh”, hoặc hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, trong đó có cả Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh (đã mất).

Ngày 25.6.2008, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Trị đã đưa vụ án “Dương Văn Hòa cùng đồng phạm làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” ra xét xử.

Trong vụ án này, tòa tuyên phạt ông Hòa 18 tháng tù giam, cấm hành nghề 1 năm sau khi chấp hành xong án phạt. Ông Hòa kháng cáo. Ngày 16.9.2008 Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Trị, trả hồ sơ để điều tra lại vì chưa đủ cơ sở buộc tội với bị cáo Dương Văn Hòa.

Sau khi điều tra lại, tháng 7.2009 Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Quảng Trị tiếp tục truy tố ông Hòa với tội danh trên. Tháng 9.2009, TAND tỉnh Quảng Trị ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Nhiều người rơi vào án oan trong đại dịch LMLM ở Quảng Trị

Tháng 12.2009 Viện KSND tỉnh Quảng Trị ra quyết định đình chỉ vụ án số 03/QĐ-KSĐT-KT đối với ông Hòa, nhưng lại giữ quan điểm chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 25 Bộ luật Hình sự, tức là“Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

Tiếp tục cho rằng bản thân không có tội, đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định trong quá trình hành nghề cũng như pháp luật về thú y khi cung ứng bò giống cho dự án nên ông Hòa tiếp tục khiếu nại quyết định đình chỉ vụ án 03/QĐ-KSĐT-KT của Viện KSND tỉnh Quảng Trị. Haitrong những cơ quan đã tiếp nhận, vào cuộc làm rõ vụ án trả lại sự trong sạch, minh oan cho ông Hòa là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vàViện KSND tối cao.

Sau 10 năm với 3.682 ngày kiên trì, ông Hòa đã “gõ cửa” không biết bao nhiêu cơ quan từ địa phương đến trung ương, đến ngày 31.8.2017, Viện KSNDtỉnh Quảng Trị buộc phải ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Dương Văn Hòa do không đủ cơ sở xác định ôngđã có hành vi phạm tội “Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật”, và kết luận ông Hòa hoàn toàn vô tội. (còn tiếp)

Bài, ảnh: Nhật Lam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày