Theo lời khai của Phan Sào Nam tại tòa, mặc dù chưa có giấy phép nhưng bị cáo hiểu rằng Bộ Công an có thể có những cơ chế mở để các công ty “bình phong” làm việc. Do đó hai bên ký HĐ rất chính thống, khẳng định trách nhiệm của các bên rất rõ ràng nên bị cáo rất tự tin khi ký hợp đồng phát hành game này.

Tin tưởng công ty ‘bình phong’, Phan Sào Nam tự tin ký HĐ phát hành game

Thu Anh | 17/11/2018, 17:17

Theo lời khai của Phan Sào Nam tại tòa, mặc dù chưa có giấy phép nhưng bị cáo hiểu rằng Bộ Công an có thể có những cơ chế mở để các công ty “bình phong” làm việc. Do đó hai bên ký HĐ rất chính thống, khẳng định trách nhiệm của các bên rất rõ ràng nên bị cáo rất tự tin khi ký hợp đồng phát hành game này.

Chiều 17.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Phan Sào Nam (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty VTC Online). Theo đó, bị cáo Nam cho biết bản thân và Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao-CNC) là quan hệ đối tác; quen nhau khoảng cuối năm 2014, đầu năm 2015. Trước khi VTC Online và CNC ký kết hợp đồng, Công ty VTC Online có hoạt động trong lĩnh vực Internet và công nghệ tương đối lâu.

Tin tưởng CNC nên rất tự tin

“Trước khi gặp anh Dương, tôi có nghe nói CNC là công ty "bình phong" của Bộ Công an và sau đó anh Dương khẳng định điều đó là đúng. Chúng tôi trao đổi với nhau nhiều trong lĩnh vực hợp tác Internet và công nghệ, nhưng thống nhất cùng nhau triển khai dịch vụ game bài trước”, bị cáo Nam khai trước tòa.

Theo lời khai của Phan Sào Nam, trước đó, cuối năm 2014, anh Hoàng Thành Trung có ý tưởng phát triển dịch vụ game bài vì Trung có phần mềm phát triển game, qua trao đổi với anh Nguyễn Văn Dương và thấy anh Dương có khả năng phát triển game bài nên hai bên quyết định hợp tác.

Tuy nhiên, đến tháng 4.2015, Phan Sào Nam mới hợp tác với Công ty CNC bởi theo lời khaicủa bị cáo việc xin cấp phép cho một game bài thời điểm đó khá khó khăn. Sau khi gặp Dương và trao đổi, Dương có nói rằng việc xin giấy phép phát hành có thể làm được.

Bị cáo Phan Sào Nam được dẫn giải tới tòa - Ảnh: M.Hùng

“Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bị cáo hiểu rằng trò chơi này chưa được cấp phép. Bị cáo cũng hiểu CNC là công ty "bình phong" của Bộ Công an, có hai chức năng: làm kinh tế nghiệp vụ và trinh sát ngoại tuyến. Khi nghe những nội dung đó, bị cáo hiểu rằng mặc dù chưa có giấy phép nhưng Bộ Công an có thể có những cơ chế mở để các công ty "bình phong" có thể làm việc. Do đó 2 bên ký HĐ rất chính thống, khẳng định trách nhiệm của các bên rất rõ ràng nên bị cáo rất tự tin khi ký hợp đồng phát hành game này”, Phan Sào Nam trả lời HĐXX.

Tuy nhiên, theo lời khai của bị cáo Nam, khi triển khai cũng có một số sự cố, cũng có đoàn thanh tra xuống làm việc với VTC Online vào năm 2016. Vì bản thân bị cáo và công ty có báo cáo đầy đủ, cũng không có kết luận nào nên bị cáo càng tin tưởng các lãnh đạo ủng hộ.

Hưởng lợi 1.475 tỉ đồng

Làm rõ các giai đoạn của game bài trực tuyến, Phan Sào Nam khai: Giai đoạn đầu tiên (RickVip), từ tháng 4.2015 – 8.2016, CNC ký HĐ với VTC Online và CNC đã làm rất tốt công việc của mình, đó là cổng thanh toán phục vụ người chơi, phối hợp xử lý công tác kỹ thuật, đăng ký tên miền… Chỉ còn mỗi việc giấy phép là chưa có. Về mặt vận hành kỹ thuật bên trong phần mềm đó, Hoàng Thành Trung và các cộng sự thực hiện.

Ở giai đoạn 2 (Tip.Club), những đầu việc bên phía Nguyễn Văn Dương làm đại diện đều triển khai đúng như thỏa thuận ban đầu, đó là thu tiền từ người chơi và phối hợp một số công tác kỹ thuật.

Tuy nhiên, bị cáo Nam cho biết tháng 8.2016, Nguyễn Văn Dương có trao đổirằng nếu để CNC đứng danh nghĩa trực tiếp việc phát hành game bài như vậy thì rất nhạy cảm nên Dương phải mượn các pháp nhân khác. Bị cáo chỉ dựa vào việc chỉ định của Dương và làm theo.

Mặc dù ở 2 giai đoạn khác nhau nhưng Phan Sào Nam khẳng định về bản chất dịch vụ là giống nhau. Ở giai đoạn 1, doanh thu được hạch toán đầy đủ vào VTC Online, khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2, bị cáo nhận phần chia sẻ doanh thu từ phía Nguyễn Văn Dương nhưng không hạch toán vào các pháp nhân nữa. Trong game này có tính chất đổi thưởng nên phần lớn doanh thu trong tổng số là để thưởng cho người chơi. Phần bị cáo nhận được dùng để trang trải cho chi phí vận hành hệ thống.

Trong cả hai giai đoạn, bản thân Phan Sào Nam thừa nhận được hưởng lợi 1.475 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này được lưu giữ dạng tiền mặt, số còn lại được góp vốn vào các công ty mới hoặc đầu tư vào bất động sản, một số tiền được chuyển cho người thân và bạn bè cất giữ hộ…

Cuối phần thẩm vấn, bị cáo Phan Sào Nam cho biết bị cáo nhận thức được rằng game bài RikVip/Tip.Club là đánh bạc, và việc xử lý chi phí thông qua công ty thứ ba là hành vi rửa tiền; bị cáo hoàn toàn đồng ý với nội dung trong bản cáo trạng. Trong quá trình điều tra, bị cáo cũng đã chủ động giao nộp tài liệu cho cơ quan điều tra.

Phiên tòa sẽ được tiếp tục vào ngày thứ hai (19.11).

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
23 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tin tưởng công ty ‘bình phong’, Phan Sào Nam tự tin ký HĐ phát hành game