Tuần qua là “cơn ác mộng” đối với giới tài chính khi Trung Quốc liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ, gây nhiều biến động đến thị trường kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, sự kiện Ngân hàng Đông Á bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và lãnh đạo bị miễn nhiệm cũng là sự kiện đáng chú ý trong tuần.
Miễn nhiệm lãnh đạo Ngân hàng Đông Á
Sau khi có kết quả thanh tra toàn diện Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), NHNN đã quyết định đặt ngân hàng này vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, quyền lợi của người gửi tiền, các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các bên liên quan vẫn được NHNN đảm bảo.
Theo kết quả thanh tra trong giai đoạn 2012 trở về trước cho thấy, Ngân hàng Đông Á có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng.
|
Nhiều lãnh đạo Ngân hàng Đông Á sẽ bị miễn nhiệm |
Đồng thời, NHNN cũng công bố thông tin sẽ miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng Đông Á và đưa cán bộ có năng lực của BIDV vào tiếp quản ngân hàng nàỳ.
Đại gia Trầm Bê không tham gia quản trị Ngân hàng sau sáp nhập
Trước đó, vào ngày 13.8, NHNN đã công bố thông tin ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định.
Đồng thời, ông Trầm Bê cũng cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB) sau khi nhận sáp nhập PNB đối với toàn bộ cổ phần tại Sacombank, PNB và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông Trầm Bê và các bên liên quan.
|
Ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập |
Như vậy, ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập. Đồng thời NHNN sẽ thực hiện quyền cổ đông đối với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, và sẽ cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập, đảm bảo ngân hàng này hoạt động an toàn và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu của hai ngân hàng.
Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê.
Đại gia Việt thiệt hàng hàng triệu đô do Trung Quốc
Một sự kiện khác gây được nhiều chú ý của dư luận trong tuần qua là Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Theo ước tính của Bộ Công Thương, giao dịch biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 10% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ khiến doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại hàng triệu đô la.
Theo đó, những ngành chịu tác động bất lợi nhiều nhất là nông lâm thủy sản, phân bón, sắt thép, khoáng sản, cao su, sản phẩm tiêu dùng... Trong đó, nặng nhất là hàng nông lâm thủy sản.
|
Doanh nghiệp Việt điêu đứng vì Trung Quốc phá giá tiên |
Theo xu thế này, hàng Trung Quốc vào Việt Nam đã nhiều lên và lấn át hàng Việt. Doanh nghiệp đang nhập khẩu từ nước khác có thể chuyển sang nhập khẩu từ Trung Quốc ở các mặt hàng có thể thay thế được do giá cạnh tranh hơn.
Trí Lâm