Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho biết mối đe dọa từ Bắc Kinh đang gia tăng "mỗi ngày", đồng thời lần đầu tiên bà xác nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Đài Loan.

Đài Loan lần đầu chính thức thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo

Anh Tú (lược dịch) | 28/10/2021, 10:09

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho biết mối đe dọa từ Bắc Kinh đang gia tăng "mỗi ngày", đồng thời lần đầu tiên bà xác nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Đài Loan.

Phát biểu với CNN trong một cuộc phỏng vấn hôm 26.10, bà Thái cho biết Đài Loan là một "ngọn hải đăng" của nền dân chủ cần được bảo vệ để duy trì đức tin vào các giá trị dân chủ trên toàn thế giới.

"Đây là hòn đảo có 23 triệu người đang nỗ lực mỗi ngày để bảo vệ bản thân và bảo vệ nền dân chủ của chúng tôi và đảm bảo rằng người dân của chúng tôi có được thứ tự do mà họ đáng có".

"Nếu chúng tôi thất bại, thì điều đó có nghĩa là những người tin vào giá trị này sẽ hoài nghi rằng liệu đây có phải là giá trị mà họ (nên) đấu tranh hay không?"

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, bà Thái đã thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo vì mục đích huấn luyện. Về lý thuyết, Mỹ đã chính thức rút lực lượng đồn trú cuối cùng vào năm 1979, thời điểm Washington chuyển công nhận ngoại giao chính thức từ Đài Bắc sang Bắc Kinh. Trên thực tế, các báo cáo truyền thông hồi năm ngoái đã ám chỉ về các cuộc triển khai quân đội Mỹ ở quy mô nhỏ.

Vào đầu năm 2020, quân đội Mỹ đã đăng và sau đó xóa một video cho thấy Lực lượng đặc công của họ đang huấn luyện binh sĩ ở Đài Loan. Vào tháng 11.2020, Cơ quan phụ trách Quốc phòng Đài Loan thông báo rồi sau đó phủ nhận với truyền thông địa phương rằng quân đội Mỹ đang huấn luyện binh sĩ bản địa ngay trên đảo.

Bà Thái không cho biết chính xác hiện tại có bao nhiêu quân nhân Mỹ trên đảo nhưng nói rằng nó "không nhiều như mọi người nghĩ." Bà nói: “Chúng tôi có nhiều hợp tác với Mỹ nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của mình”.

Như Một Thế Giới đã đưa tin, một số nguồn tin từ Mỹ cho biết các đơn vị đặc công Mỹ và Lực lượng đổ bộ thủy quân lục chiến đã triển khai đến Đài Loan và làm việc với các đối tác Đài Loan ít nhất là từ năm ngoái để đối phó Trung Quốc.

Mỹ đã không có sự hiện diện quân sự chính thức ở Đài Loan kể từ năm 1979, khi Mỹ chính thức công nhận Bắc Kinh, nhưng điều đó không có nghĩa là lính biệt kích của Mỹ đã không làm việc với quân đội Đài Loan trong những năm qua. Quá trình huấn luyện đó đã diễn ra và trôi chảy theo chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.

Mặc dù việc luân phiên huấn luyện thường không được tiết lộ, nhưng biệt kích Mỹ đã triển khai tới khu vực này từ trước đó để tiến hành các hoạt động phòng thủ hoặc huấn luyện các lực lượng trong đó có đặc nhiệm của đồng minh, đối tác, gồm cả Đài Loan.

Trong khu vực hoạt động Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, có Nhóm Lực lượng Đặc biệt số 1 - một trong bảy nhóm Mũ nồi xanh - chịu trách nhiệm làm việc với Đài Loan và các đối tác, đồng minh khác trong khu vực. Đội Mũ nồi xanh được giao nhiệm vụ vị tìm hiểu các sắc thái văn hóa, ngôn ngữ của vùng miền để thành công hơn.

Cựu Sĩ quan lực lượng Đặc nhiệm của Lục quân và chủ tịch của Tổ chức chiến binh người nhái Combat Diver Foundation (FID) là Lino Miani cho biết: "Chính những đối tác này sẽ ngày càng gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc lật đổ chính quyền và xã hội của Đài Loan. Điều này vừa là yếu tố gây phức tạp cho các kế hoạch của Trung Quốc vừa là yếu tố răn đe. Theo nhiều cách, FID tăng cường hiệu quả ở một số địa điểm khó tiếp cận, với số tiền ít hơn so với quân đội Mỹ ra mặt”.

Các lực lượng như vậy ở Đài Loan đôi khi không được tiết lộ để tránh các sự cố quốc tế hoặc ảnh hưởng ngoại giao, đồng thời Lino Miani tiết lộ: "Các đơn vị như vậy đã có mặt ở hơn 70 quốc gia. Phần lớn trong số đó là các cuộc luân chuyển ở các quốc gia thân thiện mà chúng tôi đã có mối quan hệ vững chắc trong nhiều thập kỷ. Các cuộc luân chuyển khác diễn ra ở các quốc gia là nơi mà sự hiện diện của chúng tôi không thể quảng bá vì nhiều lý do khác nhau, như sự phản đối trong nước hoặc sợ làm phiền lòng các quốc gia thứ ba là “sói đầu đàn” trong khu vực".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan lần đầu chính thức thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo