Gần hai tháng sau khi hôn nhân đồng tính chính thức được chấp nhận tại nước Anh, đại sứ Anh tại Việt Nam - Tiến sĩ Antony Stokes - chia sẻ với Một Thế Giới về những đổi thay tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và những nhiệm vụ trước mắt của cộng đồng LGBT Việt Nam.

Đại sứ Anh tại Việt Nam: Cộng đồng LGBT VN vẫn còn nhiệm vụ khó khăn trước mắt

Một Thế Giới | 27/05/2014, 05:00

Gần hai tháng sau khi hôn nhân đồng tính chính thức được chấp nhận tại nước Anh, đại sứ Anh tại Việt Nam - Tiến sĩ Antony Stokes - chia sẻ với Một Thế Giới về những đổi thay tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và những nhiệm vụ trước mắt của cộng đồng LGBT Việt Nam.

Trong quá trình thảo luận chính sách và kể cả khi hôn nhân đồng tính đã được công nhận thì vẫn còn những ý kiến chống đối mạnh mẽ, đặc biệt từ các nhóm tôn giáo. Chính phủ Anh đối diện với những sự phản kháng này như thế nào?

Ở Anh đã có nhiều cuộc tranh luận đa dạng về chủ đề hôn nhân đồng tính. Trên thực tế, hôn nhân đồng tính chỉ vừa chính thức được hợp pháp hóa tại Anh vào tháng 3.2014 vừa qua. Hiện tại hôn nhân đồng tính chỉ được công nhận tại Anh và xứ Wales, còn tại Scotland thì luật hôn nhân đồng tính sẽ có hiệu lực vào mùa thu. Tất cả những thảo luận nghiêm túc tại nghị trường về hôn nhân đồng tính chỉ được đưa ra gần đây. Còn vài năm trước đó, chúng tôi đã bàn thảo về kết hợp dân sự (civil partnership) để những người đồng tính được chung sống hợp pháp với nhau.

Trong thế hệ của tôi, thái độ về vấn đề này đang dần dần thay đổi. Đúng là số lượng người dân theo Công giáo tại Anh rất đông, nhưng chính trong cộng đồng này cũng có những ý kiến trái chiều. Bên cạnh đó, có những nhóm tôn giáo khác có sự ảnh hưởng nhất định tại Anh như đạo Do Thái, đạo Hồi và những tổ chức dân sự khác… Tôi tin rằng thái độ đã có chiều hướng thay đổi rất mạnh mẽ, có những sự ủng hộ to lớn dành cho cộng đồng đồng tính.

Tuy số lượng ý kiến phản đối cũng rất lớn, nhưng nước Anh bảo đảm quyền tự do bày tỏ chính kiến, quan điểm của mỗi người. Chính sách tại nước Anh được đưa ra dựa trên đánh giá ý kiến người dân. Chính phủ Anh nỗ lực làm việc để lắng nghe ý kiến từ tất cả các bên, cố gắng không loại trừ bất kỳ ý kiến từ nhóm thiểu số nào.

Điều này dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự bình đẳng song hành cùng sự tôn trọng. Nếu bạn tôn trọng quyền bày tỏ, diễn đạt ý kiến của mọi người thì cũng là thể hiện quyền bình đẳng của mọi người. Nếu bạn tôn trọng một ai, thì người đó phải được quyền lựa chọn cuộc sống theo cách của họ - miễn là điều này không gây tổn hại đến người khác - chứ không phải bạn muốn gò ép họ sống theo khuôn khổ do bạn đặt ra.

Tôi rất hi vọng sự bình đẳng và sự tôn trọng sẽ được áp dụng tại tất cả quốc gia trên thế giới chứ không chỉ tại nước Anh.

Dai su Anh tai Viet Nam: Cong dong LGBT VN van con nhiem vu kho khan truoc mat

Theo ông, quyết định thúc đẩy công nhận hôn nhân đồng tính có ý nghĩa thế nào với Chính phủ Anh?

Trong quá trình làm luật thì chính phủ phải lắng nghe tất cả ý kiến của các bên, để chính sách được ban hành thì phải tuân thủ tiếp thu nghiêm túc ý kiến của số đông nhưng cũng không bài trừ nguyện vọng của cộng đồng thiểu số.

Làm sao để đưa vào áp dụng các nguyên tắc về bình đẳng và cơ bản? Làm sao chúng ta bảo đảm được tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật? Liệu tất cả mọi người có được trao cơ hội như nhau? Làm sao để không còn tình trạng kì thị, chống đối đối với người đồng tính?

Bởi vì chúng tôi xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng, nên chúng tôi không chấp nhận tình trạng phân biệt đối xử, chúng tôi phải đối xử với tất cả mọi người một cách bình đẳng - bao gồm cả cộng đồng LGBT.

Đối với tôi, giải pháp kết hợp dân sự trước đây là một biện pháp thẳng thắn, cởi mở. Tuy nhiên, nếu như cặp đôi dị tính được quyền kết hôn hợp pháp, được bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ, và xét về phương diện bình đẳng, thì những cặp đồng tính cũng phải được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ trước pháp luật. Đối với xã hội thì đây có thể là vấn đề tranh cãi, nhưng về mặt bình đẳng thì đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, thảo luận về hôn nhân là một vấn đề khó khăn, vì khái niệm hôn nhân đã tồn tại từ xa xưa và còn mang những ý nghĩa khác nhau về mặt lịch sử, tinh thần, tôn giáo… Chính phủ Anh đã phải lắng nghe rất nhiều về cuộc tranh luận này trước khi quyết định công nhận hôn nhân đồng tính.

Công bằng và bình đẳng là điều mà mọi xã hội đều hướng đến. Tuy nhiên cơ hội tiếp cận của những nhóm thiểu số lại không như những nhóm khác. Vậy hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính có ý nghĩa thế nào trong việc tiếp cận các quyền bình đẳng của những nhóm thiểu số nói chung trong xã hội.

Tôi không thể cảm nhận sâu sắc những khó khăn mà người đồng tính đã trải qua. Tuy nhiên tôi cho rằng dù hôn nhân đồng tính có được hợp pháp hóa thành luật thì cũng chưa thể thay đổi hoàn toàn và chóng vánh các vấn đề của cộng dồng LGBT tại Việt Nam.

Với quan điểm của một người nước ngoài, tôi cho rằng điều khó khăn và gốc rễ chính là sự được chấp nhận; bạn phải được sống một cuộc sống đúng như sự lựa chọn bản thân mà không hứng chịu điều tiếng, phê phán, chỉ trích hay các hành động tước đoạt cơ hội. Tôi cho rằng đây chính là nhiệm vụ khó khăn nhất trong một xã hội truyền thống đối với cộng đồng LGBT.

Tuy nhiên, trong cộng đồng nước Anh, từng bước một, khi hôn nhân đồng tính được thừa nhận tại Anh thì những người đồng tính tại được trao nhiều quyền lợi và được đối xử bình đẳng hơn so với trước đây.

Dai su Anh tai Viet Nam: Cong dong LGBT VN van con nhiem vu kho khan truoc mat
 Chiến dịch Tôi Đồng Ý 16+ do cộng đồng LGBT phát động vào tháng 4 năm nay nhằm kêu gọi Quốc hội thông qua Điều 16 trong dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình
Dai su Anh tai Viet Nam: Cong dong LGBT VN van con nhiem vu kho khan truoc mat
 Chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng LGBT và những người ủng hộ trên toàn quốc
Dai su Anh tai Viet Nam: Cong dong LGBT VN van con nhiem vu kho khan truoc mat
 
Dai su Anh tai Viet Nam: Cong dong LGBT VN van con nhiem vu kho khan truoc mat
 
Ông nhận xét thế nào về hoạt động vận động quyền lợi cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam?

Các hoạt động vận động của cộng đồng LGBT Việt Nam cùng các tổ chức xã hội đang rất sôi nổi và mạnh mẽ. Nếu như để so sánh với nước Anh thì điều khác biệt lớn nhất chính là bối cảnh, văn hóa và lịch sử giữa hai nước. Như hiện tại, Việt Nam vẫn chưa hợp pháp hóa việc hai người đồng giới có quan hệ tình cảm chung sống với nhau.  Trong khi đó, các nhóm xã hội hoặc các tổ chức trong và ngoài chính phủ tại Anh hoạt động rất mạnh mẽ, ở tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ riêng vấn đề LGBT. Do bối cảnh khác nhau nên các thách thức cũng khác nhau.

Tuy nhiên, tôi tin rằng các tổ chức vận động quyền lợi cho cộng đồng LGBT có sự ảnh hưởng và tiếng nói rất quan trọng. Khi mà mọi người đã nêu lên nguyện vọng của mình, tôi hi vọng tất cả những tâm tư này đều được lắng nghe.

Tôi muốn nhấn mạnh một số quan điểm từ kinh nghiệm của nước Anh: Đầu tiên, trong tranh luận thì phải hết sức lắng nghe cả những ý kiến chống đối để cùng hợp tác và giải quyết vấn đề. Kế đến, mọi vấn đề phải giải quyết thấu đáo từng bước một, chứ không thể mong muốn được xử lý rốt ráo chỉ trong một ngày. Đây cũng là điều mà cộng đồng LGBT và các tổ chức vận đồng tại Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.

Tuấn Ngọc – Cảnh Toàn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại sứ Anh tại Việt Nam: Cộng đồng LGBT VN vẫn còn nhiệm vụ khó khăn trước mắt