Tháng 4. 2014, cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam vận động cho chiến dịch “Tôi đồng ý 16+” để ủng hộ việc giữ và mở rộng hơn Điều 16 trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi. Tuy nhiên, trước thông tin về việc Điều 16 bị đưa ra khỏi Dự thảo, nhiều người đồng tính đã cảm thấy rất thất vọng.

Cộng đồng LGBT thất vọng vì quy định “sống chung cùng giới” bị loại bỏ

Một Thế Giới | 25/05/2014, 17:43

Tháng 4. 2014, cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam vận động cho chiến dịch “Tôi đồng ý 16+” để ủng hộ việc giữ và mở rộng hơn Điều 16 trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi. Tuy nhiên, trước thông tin về việc Điều 16 bị đưa ra khỏi Dự thảo, nhiều người đồng tính đã cảm thấy rất thất vọng.

Trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) trình Quốc hội vào tháng 10 năm ngoái, bên cạnh việc bỏ điều cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính”, Dự thảo đã chuyển quy định thành “không thừa nhận” hôn nhân của họ. Việc bỏ quy định “cấm” thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt kỳ thị.

Ngoài ra, Dự thảo bổ sung thêm quy định về giải quyết hậu quả pháp lý khi hai người cùng giới sống chung với nhau về tài sản, con cái (Điều 16). Tuy nhiên, trong Dự thảo mới nhất  toàn bộ quy định về sống chung cùng giới đã bị đưa ra khỏi dự thảo để phù hợp với Khoản 2, Điều 8 (quy định về Điều kiện kết hôn): “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Cong dong LGBT that vong vi quy dinh “song chung cung gioi” bi loai bo
Chiến dịch “Tôi đồng ý” nhằm giữ và mở rộng Điều 16 trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi. 
Mới đây, theo một điều tra của iSEE và Trung tâm kết nối chia sẻ (ICS) về mong đợi của người đồng tính đối với hôn nhân, 75-80% người đồng tính được hỏi mong muốn được nhà nước công nhận quyền kết hôn bình đẳng cho người đồng tính. Chính vì vậy, việc bỏ Điều 16 trong Dự thảo là một “cú sốc” đối với cả cộng đồng LGBT.

Anh Phạm Khánh Bình, một người đồng tính tại Hà Nội, chia sẻ: “Cấm” có nghĩa là “không được làm”, còn “không thừa nhận” thì giống như “không làm được”. Người đồng tính đã chuyển từ “không có quyền” sang “không thực hiện được quyền”.

Trên thực tế thì người đồng tính vẫn sống với nhau và không được pháp luật bảo vệ các quyền như thừa kế theo pháp luật, đại diện nhân thân, tài sản chung, đặc biệt không bảo vệ quyền lợi của trẻ em là con chung của các cặp đôi.
Cong dong LGBT that vong vi quy dinh “song chung cung gioi” bi loai bo
Ông Lê Quang Bình cho rằng: “Việc dự thảo bỏ đi Điều 16 về chung sống cùng giới sẽ  gây hoang mang cho cộng đồng người đồng tính và gây hụt hẫng cho rất nhiều người, trong đó có cả gia đình của họ”. 
Mặc dù thừa nhận qua hệ tình cảm, sống chung giữa những người cùng giới tính là một thực tế đang tồn tại của cuộc sống và cần phải giải quyết, nhưng Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị bỏ quy định này trong Luật hôn nhân và gia đình. Một số ý kiến cho rằng các cặp đôi cùng giới có thể dùng luật dân sự để giải quyết và đảm bảo quyền lợi của mình.
Một cặp đồng tính nữ đang chung sống với nhau tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi có cảm giác nếu bỏ Điều 16 ra khỏi dự thảo không quy định gì nữa, thì giống như trách nhiệm đang được đẩy về phía công dân. Chúng tôi phải tự bảo vệ mình, tự tôn trọng quyền của mình trong khi không ai bảo vệ, không ai thừa nhận? Nếu chỉ giải quyết bằng luật dân sự thì khác gì hai người xa lạ?”.
Cong dong LGBT that vong vi quy dinh “song chung cung gioi” bi loai bo

Tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội về quy định sống chung cùng giới. 

“Đối với luật dân sự thì nguyên tắc nền tảng là bình đẳng, ai tạo ra bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Sự bình đẳng này nếu áp dụng vào mối quan hệ chung sống giữa hai người cùng giới thì lại bất cập” ông Nguyễn Hồng Hải, Trưởng phòng Pháp luật dân sự của Bộ Tư pháp cho biết.

Cũng theo ông Hải, mỗi cặp đôi chung sống có thể hy sinh rất nhiều cho nhau để tạo dụng cuộc sống chung, trong đó có việc phân công lao động làm nội chợ, chăm sóc con cái hay đảm nhận thu nhập chính cho cuộc sống chung. Sự bình đẳng trong mối quan hệ gia đình này lại không phải là “làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu” nữa mà phải có quyền ngang nhau. Vì vậy, nếu chỉ giải quyết quan hệ cùng giới bằng luật dân sự thì đảm bảo tính nhân bản này là rất khó.

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế, Môi trường cho rằng: “Việc dự thảo bỏ đi Điều 16 về chung sống cùng giới sẽ  gây hoang mang cho cộng đồng người đồng tính và gây hụt hẫng cho rất nhiều người, trong đó có cả gia đình của họ, vốn đang rất mong chờ pháp luật sẽ thừa nhận pháp lý với quan hệ chung sống cùng giới. Tôi mong Quốc hội nên thật sự cân nhắc về vấn đề này. Nếu cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu, đánh giá thì có thể hoãn thông qua luật vào tháng 6 này”.

Tháng 4.2014, một nghiên cứu của Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về quan điểm của người dân với 5.300 người được khảo sát trên 8 tỉnh thành phố cũng cho thấy 41,2% người ủng hộ quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, 56% người dân cho rằng cặp đoi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.

Box: Điều 16 Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi (10.2013): Phương án 1 là không quy định Điều 16; Phương án 2 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên trong quan hệ chung sống giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan đến duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập”.

Nguyệt Vũ

Bài liên quan
TP.HCM tập trung giải quyết dứt điểm vướng mắc của các dự án kéo dài tại Q.6
Ngày 16.11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi làm việc với quận 6 về các nội dung kiến nghị của quận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cộng đồng LGBT thất vọng vì quy định “sống chung cùng giới” bị loại bỏ