Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam – ông Pereric Hogberg cho biết, Internet đã và đang phát triển vượt bậc với nhiều công nghệ mới đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới. Bên cạnh đó, Internet cũng mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề, cũng như giúp các cơ quan công quyền có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn.

Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội phát biểu tại diễn đàn Internet Việt Nam

Thu Anh | 28/11/2017, 06:14

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam – ông Pereric Hogberg cho biết, Internet đã và đang phát triển vượt bậc với nhiều công nghệ mới đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới. Bên cạnh đó, Internet cũng mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề, cũng như giúp các cơ quan công quyền có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn.

Hướng tới lợi ích chung

Phát biểu tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF 2017) do Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ TT&TT đồng tổ chức, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải nhấn mạnh: “Trong 20 năm phát triển, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam nằm trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất châu Á”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Mai Liêm Trực cho biết 20 năm trước, mạng Internet ra đời và tạo ra môi trường sống mới cho mọi người, hỗ trợ bổ sung cho môi trường thế giới vật lý bằng thế giới số, tạo ra môi trường offline và online song song. Mật độ người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt 54% và mức độ sử dụng mạng trung bình là 4 giờ/ngày.

Với tốc độ này, nguyên Thứ trưởng Mai Liêm Trực khẳng định chúng ta đang từng bước tiến vào kỷ nguyên mới. Trên thế giới, Internet đã giúp kết nối 4 tỉ người và chúng ta đang hướng tới “Internet of things” không chỉ kết nối con người mà còn máy móc, tạo ra hàng tỉ kết nối…

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại sự kiện - Ảnh: Thu Anh

Hiện nay, Chính phủ, Bộ TT&TT đang nỗ lực thúc đấy sự phát triển của CNTT, công nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên Internet, song hành với sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.

Phía Thụy Điển, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam – ông Pereric Hogberg cho biết, Internet đã và đang phát triển vượt bậc với nhiều công nghệ mới đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới. Bên cạnh đó, Internet cũng mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề, cũng như giúp các cơ quan công quyền có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn.

Đại sứ cũng nhấn mạnh: “Internet là ý tưởng về sự kết nối. Nó giúp các cá nhân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức có thể kết nối và cùng hành động để hướng tới những lợi ích chung. Chúng tôi tìm kiếm và mong muốn kiến tạo nên một hệ thống Internet cởi mở, dễ tiếp cận và an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm cả thế hệ trẻ - những thanh thiếu niên và con em chúng ta”.

Việt Nam có quá nhiều chuẩn mực sống khác nhau

Bên cạnh những lợi ích, những thay đổi to lớn, mạnh mẽ mà chúng ta vẫn nói đến, hiện nay các nước trên thế giới đều quan tâm và lưu ý hơn về các thách thức trong sử dụngInternetnhư: an ninh thông tin, thông tin độc hại, mã độc tống tiền nhằm vào nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Namđang gia tăng về số lượng và quy mô.

Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, các nước châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng đã và đang có nhiều quy định liên quan đến việc sử dụng Internet nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn việc sử dụng Internet vào mục địch phá hoại, khủng bố. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông và mạng xã hội, EU cũng ban hành các quy định, kèm theo các chế tài xử phạt nghiêm nếu không có các biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng mạng xã hội để phát tán tin tức giả mạo, phá hoại.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam – ông Pereric Hogberg - Ảnh: BTC

Tại phiên tọa đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Mai Liêm Trực chia sẻ 3 biện pháp nhằm hạn chế hành vi mang điều xấu lên không gian mạng. Thứ nhất là giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, ngày xưa gọi là bức tường lửa, sau gọi là phần mềm ngăn chặn. Thứ 2 là hành chính luật pháp, phải có những quy định luật pháp, nghị định, thông tư, luật lệ; bản thân các nhà cung cấp cần có quy định về thỏa thuận giữa khách hàng sử dụng và nhà cung cấp. Thứ 3 - điều quan trọng nhất là giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao dân chí và hạn chế những hành vi xấu.

Theo một số chuyên gia nước ngoài có mặt tại Diễn đàn, với sự phát triển của công nghệ số, thách thức của Việt Nam hiện nay là có quá nhiều chuẩn mực sống khác nhau, điển hình như khoảng cách chênh lệch cuộc sống giữa nông thôn và thành thị.

Hiện Internet được coi là một nhu cầu thiết yếu có thể ngang với điện, nước, phương tiện giao thông của các hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay cũng còn khá nhiều người dân tại các khu vực vùng sâu, biển đảo… không có cơ hội tiếp cận Internet cũng như những thông tin cơ bản, điều này dẫn đến sự chênh lệch rõ ràng giữa nông thôn và thành thị.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội phát biểu tại diễn đàn Internet Việt Nam