Khách mua xe "vắng bóng" khiến các doanh nghiệp, đại lý ô tô "thất thu" suốt thời gian qua. Thậm chí có doanh nghiệp còn tính chuyện đóng cửa, rút lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Dân giảm chi, ô tô ế 'chỏng chơ'

14/05/2020, 19:49

Khách mua xe "vắng bóng" khiến các doanh nghiệp, đại lý ô tô "thất thu" suốt thời gian qua. Thậm chí có doanh nghiệp còn tính chuyện đóng cửa, rút lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Tiêu thụ ô tô giảm mạnh thời gian qua - Ảnh: Internet

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết trong tháng 4 vừa qua, tổng doanh số bán hàng chỉ đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng trước đó và tiếp tục giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 7.400 xe, giảm 38% so với tháng trước. Con số này thiết lập tháng tiếp theo sụt giảm doanh số kỷ lục của thị trường ô tô trong vòng 4 năm qua.

Theo Bộ Công Thương, tiêu thụ ô tô đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm, trong khi tồn kho tăng tới 122% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 2, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nắm bắt được tình hình sức mua sẽ giảm nên nhiều hãng xe, đại lý đã tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm cải thiện sức mua. Tuy nhiên, doanh số bán hàng vẫn không mấy khả quan.

"Mọi hoạt động kinh doanh gần như đóng băng trong tháng 4.2020 nên doanh số bán xe sụt giảm là điều không thể tránh khỏi", chủ một đại lý ô tô cho hay.

Kết quả là, nhiều hãng xe tại Việt Nam đã quyết định tạm ngừng hoạt động nhà máy sản xuất, lắp ráp. Nissan Việt Nam trong tháng 4 đã quyết định tạm dừng sản xuất, lắp ráp ô tô kể từ ngày 5.4. Ford Việt Nam thông báo tạm dừng sản xuất từ ngày 26.3. Tương tự, Toyota tạm dừng hoạt động nhà máy tại Vĩnh Phúc từ ngày 30.3; TC Motor và Honda cũng tạm dừng sản xuất từ ngày 1.4...

Hay gần đây nhất là Honda, sau khi cho biết cả 2 mảng ô tô và xe máy sụt giảm mạnh, lần lượt 52% và 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này tính toán khả năng sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.

VAMA ước tính lượng tiêu thụ ô tô trong năm nay có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến. Có thể nói các doanh nghiệp sản xuất ô tô đang phải đối mặt với khó khăn kép, vừa khó khăn trong sản xuất, vừa khó khăn trong tiêu thụ.

Tiêu thụ ô tô trong nước giảm mạnh, tình hình nhập khẩu cũng không mấy khả quan khi số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu tháng 4 giảm tới 59,5% (tương ứng giảm 7.233 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước, đạt 4.918 chiếc, tương ứng với giá trị kim ngạch là 131 triệu USD.

Tính trong 4 tháng đầu năm, lượng ô tô nguyên chiếc các loại đạt 31.586 chiếc, giảm 36,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 24.112 chiếc, giảm 33%; ô tô vận tải là 6.252 chiếc, giảm 48,6%...

Trước tình hình khó khăn của ngành ô tô, Bộ Công Thương đã kiến nghị đến Chính phủ cho phép các doanh nghiệp gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng hết quý 1.2021, đồng thời giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020. Trước đó, những vấn đề này một phần đã được VAMA gửi thư "cầu cứu" lên các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có khoản đề xuất giảm phí trước bạ.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Lado Taxi ký thỏa thuận mua và thuê 2.500 ô tô điện VinFast từ GSM
Ngày 29.3, Công ty TNHH Đồng Thúy - đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi đã ký biên bản ghi nhớ mua và thuê bổ sung 2.500 ô tô điện VinFast trong vòng 3 năm từ Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM (GSM). Theo lộ trình, trong năm 2024, GSM sẽ bàn giao trước 500 xe, nâng tổng dàn taxi điện hiện hữu của Lado lên quy mô gần 1.000 xe VinFast.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân giảm chi, ô tô ế 'chỏng chơ'