CGTN - kênh truyền hình tiếng nước ngoài trực thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) gần đây đăng tải loạt ảnh ánh hào quang trên đỉnh Everest kèm chú thích ngọn núi cao nhất thế giới này tọa lạc ở Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Dân Nepal phẫn nộ vì đài Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đỉnh Everest

11/05/2020, 11:37

CGTN - kênh truyền hình tiếng nước ngoài trực thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) gần đây đăng tải loạt ảnh ánh hào quang trên đỉnh Everest kèm chú thích ngọn núi cao nhất thế giới này tọa lạc ở Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Đỉnh Everest - ngọn núi cao nhất thế giới - Ảnh: Live Science

Dòng đăng trên châm ngòi cho làn sóng phản đối mạnh mẽ với từ khóa “#backoffchina” trên mạng xã hội Nepal lẫn Ấn Độ.

Theo một tài khoản Twitter từ Nepal: “Hãy ngừng lan truyền tin giả đi. Đỉnh Everest nằm ở Nepal chứ không phải Trung Quốc”. Một tài khoản khác xem đây là điều không thể chấp nhận được, chính quyền Nepal nên phản ứng.

Dòng đăng Twitter gây phẫn nộ của CGTN - Ảnh: Twitter

Giữa Nepal và Trung Quốc xảy ra tranh chấp biên giới vào trước năm 1960. Đến năm 1961 hai nước ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp, quyết định chia đôi đỉnh Everest: phần phía nam thuộc về Nepal, phần phía bắc thuộc Trung Quốc.

Giáo sư Srikant Kondapali tại đại học Jawahar Lal Nehru cho biết, dòng đăng của CGTN chẳng phải điều gì mới lạ, Trung Quốc luôn cố củng cố yêu sách chủ quyền ở Tây Tạng lẫn đỉnh Everest.

Phần Everest thuộc Trung Quốc rất dốc nên ít được khai thác cho du lịch, vấn đề thị thực cũng là một trở ngại lớn. Nepal khai thác Everest tốt hơn nhưng Trung Quốc với giúp đỡ của khoa học công nghệ đang cố gắng phát triển vùng này.

Cẩm Bình (theo The Hindustan Times)

Bài liên quan
Hạ Trung Quốc, Việt Nam thuận lợi trên đường tìm vé dự futsal World Cup
Sau khi để hòa Myanmar 1-1 trong trận ra quân tại VCK futsal châu Á, đội tuyển Việt Nam đã thắng Trung Quốc 1-0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Nepal phẫn nộ vì đài Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đỉnh Everest