Báo cáo về rủi ro thiên tai 2015 vừa được công bố đã chỉ ra mức độ hứng chịu rủi ro thiên tai của nhiều quốc gia và khu vực.

Dân nước nào phải gánh nhiều thiên tai nhất thế giới?

26/04/2016, 17:19

Báo cáo về rủi ro thiên tai 2015 vừa được công bố đã chỉ ra mức độ hứng chịu rủi ro thiên tai của nhiều quốc gia và khu vực.

Theo báo cáo, Vanuatu là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới khi có đến 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Để đưa ra xếp hạng cho các quốc gia, báo cáo đã tổng hợp các chỉ số về tần suất chịu ảnh hưởng của thiên tai cũng như sự chuẩn bị để ứng phó và khả năng giải quyết hậu quả thiên tai của quốc gia, trong đó có nhiều dữ liệu quan trọng về cơ sở hạ tầng công cộng, chất lượng nhà ở, trình độ giáo dục… Thiên tai mà báo cáo xét đến bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão, động đất và nước biển dâng.

Vào năm 2015, Vanuatu, quốc đảo ở Thái Bình Dương chỉ có 260.000 dân, đã phải hứng chịu một trận động đất, một vụ núi lửa phun trào và siêu bão Pam chỉ trong vài tuần. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải thiên tai không khiến đảo quốc này trở thành quốc gia nguy hiểm nhất thế giới, mà nguyên nhân chính là việc một vụ thiên tai đơn lẻ cũng đã có thể gây ra sự hủy diệt trên diện rộng và chính phủ Vanuatu phải tiến hành các hoạt động cứu trợ và tái thiết trên toàn đất nước. Lấy ví dụ cơn bão Pam, sau khi quét qua Vanuatu, cơn bão đã khiến 75.000 người mất nhà ở và 96% lương thực nước này bị phá hủy.

Trái ngược với Vanuatu, do may mắn không nằm trong các “điểm nóng thiên tai” như Châu Đại Dương, Đông Nam Á hay Trung Mỹ, Qatar chính là quốc gia an toàn nhất thế giới. Theo cơ sở dữ liệu EM-DAT về 11.000 thiên tai xảy ra từ năm 1900 đến nay, Qatar gần như không gặp phải bất cứ thiên tai nghiêm trọng nào. Do đó, trong báo cáo về rủi ro thiên tai 2015, tỷ lệ rủi ro của quốc gia này chỉ có 0.08%

Với việc thường xuyên gặp phải nhiều vụ thiên tai, rủi ro thiên tai của Nhật Bản đạt đến 10%, đứng thứ 4 trong các nước có rủi ro cao nhất thế giới. Nhật cũng là nước phát triển duy nhất có rủi ro thiên tai cao như vậy.

Mặc dù có sự chuẩn bị để ứng phó và khả năng giải quyết hậu quả thiên tai rất tốt, nhưng Nhật sẽ rất dễ bị thiệt hại nặng trong trường hợp xảy ra thảm họa kép, như vụ động đất 9 độ richter năm 2011 kéo theo sóng thần và thảm họa hạt nhân đã lấy đi sinh mạng của 15.000 người tại Nhật.

Trong số 15 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thì đã có đến 8 quốc đảo, trong đó bao gồm cả Vanuatu, Tonga và Philippines. Các nước này có rủi ro cao như vậy chủ yếu là do phải thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, lốc xoát và nước biển dâng. Ngoài ra, mặc dù một vài quốc đảo có yếu tố xã hội thuận lợi trong việc giảm rủi ro thiên tai, nhưng những yếu tố này không đủ phát triển để giảm rủi ro về tổng thể.

Tuy nhiên, báo cáo cũng đã chỉ ra một số ngoại lệ như đảo quốc Barbados với tỉ lệ 1,22% xếp thứ 168/171; Seychelles và đảo Síp cũng có tỉ lệ rủi ro tương ứng là 2,56% và 2,76%

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Châu Phi là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán. Nhiều quốc gia ở phía đông và phía nam Châu Phi đang là nạn nhân của El Nino với 36 triệu người dân tại các nước này đang gặp phải tình trạng thiếu lương thực.

Theo trang PreventionWeb, hạn hán, thiên tai gây tác động mạnh nhất trên lục địa này, đã ảnh hưởng đến 250 triệu người Châu Phi từ năm 1980 đến 2008. Chỉ tính riêng vụ hạn hán ở Kenya năm 1999 đã ảnh hưởng đến 23 triệu người.

Tuy nhiên, theo trang The Guardian, báo cáo không đóng vai trò là “một quả cầu pha lê” có thể tiên đoán được các vụ thiên tai sắp xảy ra. Ví dụ như trường hợp của Nepal.

Trong báo cáo, Nepal với vị trí địa lý thuận lợi chỉ đứng thứ 138/17, nhưng quốc gia này lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên ta mà tiêu biểu là trận động đất 7,8 độ Richter tấn công Nepal vào tháng 4.2015 đã cướp đi sinh mạng của 8.800 người và gây ra 5,17 tỷ USD thiệt hại về kinh tế. Hiện tại, hậu quả của vụ động đất vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.

Cẩm Bình (theo The Guardian)

Ảnh: Quốc đảo thiên đường Vanuatu lại là nơi người dân phải đối điện với nguy hiểm nhiều nhất thế giới

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân nước nào phải gánh nhiều thiên tai nhất thế giới?