Dầu cá là loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng gọi là dầu gan cá được dùng nhằm bồi dưỡng sức khỏe, trong đó rất nhiều người chọn mua dầu cá Omega-3. Tuy nhiên, trước hiện tượng dầu cá ăn mòn thậm chí làm thủng miếng xốp, nhiều người không khỏi lo ngại. Vậy, sử dụng dầu cá sao cho đúng?

Dầu cá OMEGA-3 không phải là thần dược

DDVN | 11/08/2016, 07:06

Dầu cá là loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng gọi là dầu gan cá được dùng nhằm bồi dưỡng sức khỏe, trong đó rất nhiều người chọn mua dầu cá Omega-3. Tuy nhiên, trước hiện tượng dầu cá ăn mòn thậm chí làm thủng miếng xốp, nhiều người không khỏi lo ngại. Vậy, sử dụng dầu cá sao cho đúng?

Dầu cá chứa a xítbéo

Dầu cá thông dụng hiện chia làm 2 loại: Dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D và loại chứa a xít béo omega-3. Dầu cá omega-3 có tên như thế vì có chứa a xítbéo không no chứa một nối đôi có tên là a xítomega-3. A xítomega-3 còn có tên thông dụng là oleic, có nhiều trong mỡ một số loại cá ở vùng biển lạnh và sâu là cá tuna, cá salmon. Chất béo chứa một nối đôi được xem là tốt cho tim mạch do dùng nó sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu xuống mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt. Nhiều công trình nghiên cứu còn chứng tỏ DHA (viết tắt của a xítdocosahexaenoic là chất mà a xítomega-3 sẽ chuyển hóa tạo thành trong cơ thể) được bổ sung có thể làm giảm lượng triglycerid máu, làm giảm tỷlệ bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Bởi vậy, có khuyến cáo cho rằngngười bình thường mỗi ngày nên dùng chất béo không no chứa một nối đôi lên đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến. Thậm chí, để có lợi cho sức khỏe, có thể thay thế chất béo bão hòa và chất béo không no chứa nhiều nối đôi bằng chất béo không no chứa một nối đôi. Cũng do những lợi ích đã được chứng thực, Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên nên ăn cá ít nhất hai lần trong tuần (loại cá trong mỡ có chứa a xítomega-3). Dầu cá chứa omega-3 hiện nay được lưu hành dưới dạng TPCN. Hiện có 2 loại TPCN chứa omega-3: loại dầu cá thiên nhiên chứa a xítbéo ở dạng triglycerid (a xítbéo kết hợp với glycerol) và loại dầu cá chế biến chứa a xítbéo ở dạng ethyl ester (a xítbéo kết hợp với ethanol). Loại chế biến được ra đời nhằm cung cấp lượng omega-3 nhiều hơn (loại thiên nhiên chỉ chứa khoảng 30% omega-3), cũng như cung cấp DHA nhiều hơn (thiên nhiên chỉ chứa 12% DHA).

Có dư luận cho rằng, loại dầu cá thiên nhiên chứa omega-3 tốt hơn, nhưng cả hai chế phẩm đều được nhiều nước cho phép lưu hành vì chứng tỏ tác dụng và an toàn như nhau. Riêng hiện tượng bào mòn mút xốp cả hai dầu cá thiên nhiên và chế biến, kể cả vài loại dầu ăn thông thường đều có thể gây hiện tượng này, chỉ khác về thời gian gây hiện tượng đó. Trong hóa học có một nguyên lý: những phần giống nhau có thể hòa tan lẫn nhau (“like dissolves like”). Dầu cá chế biến có chứa a xítbéo có phần gọi là không phân cực tương đồng với phần không phân cực của mút xốp (là polymer có tên là polysterene) sẽ có tác dụng làm bào mòn mút xốp. Dầu cá chế biến có dạng ethyl ester chứa nhiều a xítbéo omega-3 hơn, đặc biệt chứa a xítbéo DHA nhiều hơn so với dầu cá thiên nhiên nên sẽ có tác dụng bào mòn nhanh hơn so với các loại dầu cá khác. Như vậy, dầu cá thiên nhiên chứa omega-3 vẫn có thể làm bào mòn mút xốp. Đồng thời, hiện tượng bào mòn mút xốp của dầu cá chứa omega-3 không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, vì mút xốp và cơ thể người là khác nhau. Trong cơ thể con người không có cơ quan nào có cấu trúc giống như mút xốp và việc cho ra đời lưu hành các loại dầu cá chứa omega-3 tại các nước đặc biệt như Mỹ, Canada… cho thấy các loại dầu cá này đã được kiểm nghiệm đầy đủ về tác dụng và độ an toàn.

Ăn cá biển tốt hơn dùng dầu cá

Để bảo vệ, duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh nên ăn uống đầy đủ, đa dạng và cân bằng tỷlệ các chất dinh dưỡng thì nhiều khi không khác gì dùng TPCN. Nhiều chuyên gia cho rằng, ăn cá, nhất là cá biển tốt hơn dùng dầu cá. Nếu có điều kiện về tài chính, có thể dùng các loại TPCN thuộc loại hỗ trợ, bồi dưỡng như dầu cá chứa omega-3 với ý thức thận trọng như dùng thuốc. Cần mua chế phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ở nơi có địa chỉ cụ thể như nhà thuốc. Nếu đang được điều trị bệnh bởi bác sĩ, nên thông báo bác sĩ biết để có ý kiến về việc dùng TPCN. Dùng dầu cá được ghi là TPCN, ta vẫn phải dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn thì mới an toàn. Hiện nay có tình trạng nhờ quảng cáo, tiếp thị rầm rộ nên nhiều người cả tin, cứ tưởng TPCN là “thần dược” chữa bách bệnh.

Như có người uống “dầu cá” trong suốt cả một năm với hy vọng là giúp “mỡ trong máu” tốt nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol tăng cao. Bởi vậyhọ không biết rằng“dầu cá” chỉ có tác dụng hỗ trợ, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã nhuốm bệnh gọi là rối loạn lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá người đó vẫn bị tăng lipid huyết (tăng mỡ trong máu).

PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dầu cá OMEGA-3 không phải là thần dược