Trụ sở Tòa án Nhân dân TP.HCM (Số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Thành, Q.1) là 1 trong 3 tòa nhà điển hình của TP.HCM có kiến trúc độc đáo, được xếp vào hạng những công trình văn hóa tiêu biểu của Quốc gia. Qua hơn 130 năm hình thành và đưa vào sử dụng, sáng 27.3, công trình chính thức được khởi công để trùng tu, bảo tồn...

Đầu tư 80 tỉ trùng tu trụ sở Tòa án Nhân dân TP.HCM

Một Thế Giới | 28/03/2016, 06:05

Trụ sở Tòa án Nhân dân TP.HCM (Số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Thành, Q.1) là 1 trong 3 tòa nhà điển hình của TP.HCM có kiến trúc độc đáo, được xếp vào hạng những công trình văn hóa tiêu biểu của Quốc gia. Qua hơn 130 năm hình thành và đưa vào sử dụng, sáng 27.3, công trình chính thức được khởi công để trùng tu, bảo tồn...

Ngày 27.3, TAND TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công dự án tu bổ, bảo tồn trụ sở làm việc TAND TP.HCM. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao đã tham gia lễ khởi công dự án. Công trình do TAND TP.HCM.
Theo bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP.HCM, qua hơn 130 năm sử dụng, một số hạng mục không còn giữ nét nguyên sơ và bị xuống cấp như cột, tường bong tróc, mái ngói cũ thấm dột, máng xối bị mục. Chính vì vậy, từ năm 2006, TAND TP.HCM đã lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhằm bảo tồn nguyên vẹn về mặt kiến trúc, tăng cường kết cấu và duy trì tính công năng của tòa nhà.
Tuy nhiên, do đây là công trình di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia nên hồ sơ dự án được điều chỉnh phù hợp với quy định của luật Di sản và phát huy tốt giá trị đầu tư nên dự án được phân kỳ đầu tư và trùng tu cuốn chiếu. Ước tính, tổng kinh phí đầu tư cho dự án này vào khoảng 80 tỉ đồng.
Các hạng mục được trùng tu như, dỡ bỏ các công trình nhà xét xử hình sự, nhà xét xử 2, nhà xét xử 3, nhà xe cũ, căn tin, nhà xe, bảo vệ. Tu bổ nguyên trạng các khối nhà tòa án xây dựng năm 1881, năm 1961 và 2 dãy nhà làm việc.
Đối với các cửa sổ và cửa ra vào đã xuống cấp nhưng còn khả năng sử dụng cần tiến hành tu bổ, sửa chữa những bộ phận bị hư hỏng, xuống cấp, tái sử dụng các bộ phận kiến trúc có giá trị lịch sử như khóa cửa.
Bảo tồn tối đa các mảng tường có trang trí hoa văn, chỉ trát lại các mảng tường đã bong tróc. Thực hiện việc tư liệu hóa bằng hình ảnh và bản vẽ toàn bộ công trình. Có biện pháp bảo vệ ngói lợp mái, cấu kiện gỗ trong quá trình hạ giải. Sau khi hạ giải phải thành lập hội đồng đánh giá, phân loại để tái sử dụng các cấu kiện gỗ ở vì kèo mái, ngói lợp mái và máng nước còn khả năng sử dụng, không thay mới toàn bộ.
Quá trình tu bổ, bảo tồn sẽ đảm bảo những yêu cầu đề ra và dự án dự kiến hoàn thành cuối tháng 9.2017. Trong quá trình sửa chữa, công tác xét xử của tòa án vẫn diễn ra bình thường.
TAND TP.HCM được khởi công năm 1881 đến năm 1885 thì hoàn thành, được người Pháp xây dựng làm công sở xét xử. Sau năm 1975, tòa nhà là nơi làm việc của TAND - Viện KSND TP.HCM; Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM, Viện Phúc thẩm Viện KSND tối cao tại TP.HCM.
Năm 2012, công trình khu nhà 131 Năm Kỳ Khởi nghĩa này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận và cấp Bằng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, cần được tu bổ và bảo tồn.
Quế Sơn - Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đầu tư 80 tỉ trùng tu trụ sở Tòa án Nhân dân TP.HCM