“Kỷ luật không nước mắt” là chuyên đề do Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên (Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ), giảng viên Đại học Berkele và Đại học Hoa Sen, phối hợp với Viện Đào tạo kỹ năng GS tổ chức với phương pháp dạy con không dùng bạo lực. Đây được xem như một làn gió mới giúp các phụ huynh thay đổi toàn diện tư duy trong cách giáo dục con cái.

Dạy con bằng 'Kỷ luật không nước mắt'

Một Thế Giới | 09/05/2015, 06:32

“Kỷ luật không nước mắt” là chuyên đề do Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên (Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ), giảng viên Đại học Berkele và Đại học Hoa Sen, phối hợp với Viện Đào tạo kỹ năng GS tổ chức với phương pháp dạy con không dùng bạo lực. Đây được xem như một làn gió mới giúp các phụ huynh thay đổi toàn diện tư duy trong cách giáo dục con cái.

Không roi vọt, khơi dậy tính tự chủ của trẻ

Người xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, với quan niệm rằng muốn con nên người cha mẹ phải luôn nghiêm khắc. Đối với nhiều bậc phụ huynh, cách duy nhất để rèn con vào nếp là phải dùng roi vọt và những lời dọa nạt hay các hình thức kỷ luật thật nghiêm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đòn roi cũng có tác dụng với đứa trẻ. Bị la mắng, đánh đập, cơ thể trẻ sẽ thường xuyên tiết ra hormone cortisol (hormone stress) kìm hãm sự phát triển toàn diện. Bản thân cha mẹ khi quát mắng con, cơ thể cũng tiết nhiều cortisol, càng khiến căng thẳng gia tăng. Có nhiều cách và nhiều cấp độ sử dụng bạo lực khác nhau, nhưng tất cả phụ huynh đều hướng đến một mục đích là để con ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo ý muốn của người lớn. Điều này được xem là sự lạm quyền của cha mẹ bởi nó đã tước mất chính kiến, nguyện vọng của trẻ. “Con không được làm điều này, con phải nghe lời, không được cãi”, trước những yêu cầu này, trẻ vì sợ bị đánh mà làm theo (hoặc nhiều trường hợp vì áp lực tình thương mà làm theo), trẻ sẽ trở nên rụt rè thụ động; khi không có cha mẹ nhắc nhở hoặc sẽ có xu hướng thiếu tự chủ trong suy nghĩ và hành động.

“Kỷ luật không nước mắt” là phương pháp giúp cha mẹ trở thành những người bạn thân thiết, biết lắng nghe, chia sẻ và khiến con hợp tác, tạo ra môi trường cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nội dung của phương pháp này gồm có ba phần: Quy tắc thưởng phạt, Nghệ thuật khen chêNhững quy tắc ứng xử với trẻ. 
Đầu tiên các bậc phụ huynh nên thay đổi tư duy rằng làm cha mẹ là có quyền bắt con phải làm theo ý mình. Thay vì ra lệnh, các bậc phụ huynh hãy sử dụng lý lẽ để thuyết phục con mình hợp tác. Nếu trẻ đặt cho bạn những câu hỏi: “Tại sao con phải làm điều này” thì đó là cơ hội để bạn rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ. Tiếp theo là việc xây dựng một bộ quy tắc gia đình do tất cả các thành viên bao gồm cả trẻ tham gia xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc con được quyền nêu ý kiến về những điều luật của gia đình và đã đồng ý với chúng, từ đó hình thành ở trẻ thói quen cam kết và chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Khi trẻ tuân thủ theo đúng bộ quy tắc như ăn hết cơm, đi ngủ đúng giờ, đi học được điểm tốt trẻ sẽ được thưởng, còn phạt ở đây không phải là trách mắng mà là không được thưởng. Thưởng phạt theo nhu cầu tinh thần để tránh gây tổn hại và tạo ức chế ở trẻ. Tức là nếu không làm bài tập thì trẻ sẽ vẫn được ăn nhưng sẽ không ăn món trẻ thích. 
Các bậc phụ huynh nên lập bảng điểm hàng tuần và sơ kết vào giữa tuần để khuyến khích, động viên trẻ tăng tốc. Bảng điểm không nên ghi quá 10 điều để trẻ dễ tập trung phấn đấu. Với trẻ dưới 18 tuổi, việc thưởng phạt nên dựa trên cố gắng chứ đừng dựa vào kết quả. Điều này nhằm tránh trẻ “ăn gian” để có được kết quả tốt. Nếu nhà bạn có hai con, bảng điểm nên được tính theo thành tích của tập thể để kích thích sự đoàn kết tương trợ thay vì biến bảng điểm thành “sân đấu”. Khi con có những biểu hiện tốt cha mẹ nên động viên bằng những lời khen và nếu phạm lỗi đừng chê trách con mà hãy trách hành động của con. Để trẻ biết mình sai ở đâu và sửa lỗi, cha mẹ nên bình tĩnh kiên nhẫn giải thích.

Các quy tắc ứng xử với trẻ bao gồm: làm gương cho nhau (cha mẹ cũng nên học hỏi ở con cái mình), cẩn thận trong hành động bởi nó có thể trở thành thông điệp mạnh mẽ hơn khuyên nhủ (cha mẹ phải chú ý trong cách ứng xử của mình: nó sẽ dễ khiến trẻ bắt chước), đặt câu hỏi mở để khuyến khích sự sáng tạo của trẻ...

Nuôi dạy trẻ là xây dựng thế hệ tương lai

Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên sống ở Mỹ 20 năm, chị từng việc tại Capital Group, một 3 hãng tài chính nổi tiếng của Mỹ. Chị chia sẻ về quyết về Việt Nam theo đuổi mục tiêu đem đến một phương pháp dạy tốt nhất cho trẻ em: "Làm việc ở ngành tài chính lương cao nhưng không cảm thấy có ý nghĩa. Tôi thấy mình đang phục vụ cho những người giàu có trong khi tuổi thơ mình thì nghèo khổ nên muốn giúp người nghèo hơn”. 
Năm 2010, chị thành lập tổ chức “Bạn của bé” với mục đích góp phần xây dựng thế hệ tương lai Việt Nam bằng cách hỗ trợ cha mẹ nuôi dạy trẻ với thông tin khoa học, tạo môi trường trẻ em học hỏi qua việc tổ chức thường xuyên các lớp huấn luyện ngắn hạn và cung cấp thông tin cần thiết cho cha mẹ qua phương tiện truyền thông internet. Thời gian đầu “Bạn của bé” cộng tác với các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi chuyên đề dành cho các bậc phụ huynh. Qua nhiều buổi chia sẻ, trao đổi chị nhận thấy những vướng mắc trong cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh nên đã xây dựng chuyên đề: “Kỷ luật không nước mắt” nhằm hỗ trợ và thay đổi cách giáo dục. Đến nay, chủ đề này đã phục vụ hơn 12 phụ huynh ở Hà Nội và TP.HCM.

Nguồn thu từ hoạt động tổ chức “Bạn của bé” sẽ được dành cho hoạt động từ thiện giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo ở vùng nông thôn, phối hợp với Tổ chức Y tế tình nguyện hỗ trợ chăm sóc y tế và cung cấp dụng cụ, máy móc hỗ trợ cho các em khuyết tật.

Theo Như Ý (Sài Gòn giải phóng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy con bằng 'Kỷ luật không nước mắt'