Nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc trước việc học tiếng Anh theo kiểu "tự nguyện bắt buộc". Trong khi đó, các chuyên gia giáo dục lại lo ngại về chất lượng của giáo viên từ các trung tâm liên kết và chương trình giảng dạy của các đơn vị này.

Dạy tiếng Anh liên kết, hiệu trưởng không có năng lực sẽ phải dừng đào tạo

Hải Yến | 17/03/2017, 09:16

Nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc trước việc học tiếng Anh theo kiểu "tự nguyện bắt buộc". Trong khi đó, các chuyên gia giáo dục lại lo ngại về chất lượng của giáo viên từ các trung tâm liên kết và chương trình giảng dạy của các đơn vị này.

Liên kết tiếng Anh – mỗi trường một kiểu

Hầu hết các trường tiểu học tại Hà Nội hiện nay đều có chương trình học tiếng Anh liên kết bên cạnh chương trình của Bộ GD-ĐT. Thế nhưng về cách làm mỗi trường một khác: từ chọn đơn vị liên kết, chương trình, giáo viên cho đến việcthu tiền học.

Vấn đề này tại các trường tiểu học công lập vẫn đang nở rộ vì làm theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ năm 2010 việc dạy tiếng Anh trong trường học bắt đầu từ học sinh lớp 3. Tuy nhiên, khảo sát trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhiều trường đã tiến hành dạy cho học sinhlớp 1, lớp 2 làm quen với tiếng Anh thông qua chương trình liên kết với đối tác bên ngoài.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Hà Nội lại ra thêm một công văn về việc "Dạy môn tiếng Anh trong các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội" quy định khối học sinh lớp 1 sẽ thí điểm làm quen với tiếng Anh với thời lượng 2 tiết mỗi tuần. Chương trình này sẽ bắt đầu thực hiện từ năm học 2009 - 2010 trên địa bàn TP.Hà Nội. Việc Sở "bật đèn xanh" để các trường liên kết với các đối tác bên ngoài tiến hành dạy ngoại ngữ đã tạo cơ hội cho việc nở rộ tiếng Anh liên kết từ lớp 1.

Chia sẻ với phóng viên, một giáo viên tại trường ở quận Thanh Xuân cho hay: "Sở GD-ĐT cho phép dạy liên kết ngoại ngữ trong trường tiểu học nên các chương trình đều được Sở cấp phép, chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý để triển khai".

Qua tìm hiểu từ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục ở Hà Nội có thể thấy thực trạng dạy liên kết ngoại ngữ hiện mỗi nơi một kiểu. Điều đáng chú ý ở đây chính là với tình trạng "trăm hoa đua nở", các trung tâm ngoại ngữ liên kết với các trường học đều đưa ra mức học phí khác nhau. Cụ thể có những trường chỉ mất 60.000-70.000 đồng/học sinh/tháng, nhưng cũngcó những trường lại lên tới 150.000 đồng.

Trong chia sẻ của mình, một giáo viên dạy tiếng Anh tại Trường tiểu học Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội cho hay, với 30.000 đồng/1 tiết dạy ở lớp, nhưng nếu dạy ở lớp liên kết thì các giáo viên tiếng Anh sẽ được trả tới 3-4 triệu đồng/tháng. Chính vì thế chất lượng cũng như việc dạy học sẽ khác nhiều so với việc dạy chính khóa trên lớp. Qua quá trình triển khai chương trình tiếng Anh liên kết, tăng cường giữa các trường tiểu học với các trung tâm ngoại ngữ, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại về chất lượng của giáo viên trung tâm.

Anh Nguyễn Tùng,có con đang học lớp 2 tại mộttrường tiểu học thuộc quận Cầu Giấy cho biết, con anh đi học tiếng Anh nhưng khi phát âmlại sai, khi được hỏithì con anh nói rằngcô giáo dạy như vậy. Mặc dù cho con học tại trường nhưng gia đình anhvẫn phải đăng ký cho con học thêm lớp tiếng Anh bên ngoài để củng cố thêm kiến thức và cách phát âm. "Theo tôi biếttiểu học là cấp học miễn phí, việc các trường liên kết với đơn vị bên ngoài để “dạy thêm” tiếng Anh rồi thu tiền phụ huynh là điều lẽ ra không được phép vậy mà nhà trường vẫn cố tình "tận thu". Nếu tôi không đồng ý cho con học trung tâm liên kết tại trường thì chẳng lẽ các bạn đi học còn con tôi lại ở bên ngoài lớp?", anh Tùng bức xúc.

Trao đổi về vấn đề này,ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học,Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận, hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 400 trường tiểu học đang thực hiện chương trình tiếng Anh liên kết với các trung tâm. Tuy nhiên,giáo viên tiếng Anh dạy tiểu học hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học sinh. Do vậy, trong quá trình giảng dạyhọ vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Đồng tình với quan điểm này, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng nói: "Sở chịu trách nhiệm thẩm định khung chương trình liên kết với nhà trường. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm về việc liên kết này, trung tâm chỉ có vai trò hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường. Nếu hiệu trưởng không đủ năng lực quản lý thì chưa nên triển khai chương trình liên kết dạy ngoại ngữ".

Phần trăm trung tâm liên kết chia cho các trường cũng rất nhiều mức 60-40, 82-18, có nơi 50-50

Các trung tâm tiếng Anhvì sao lại được “lọt” vào nhà trường để giảng dạy?

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đang tổ chức dạy tiếng Anh với học sinh từ 4 tiết trong một tuần vớihình thức liên kết với các trung tâm. Trao đổi với phóng viên, anh Trần Ngọc Lâm, giám đốc của một trung tâm ngoại ngữ ở quận Cầu Giấy cho rằng thông tin về tỉ lệ ăn chia 80% của doanh nghiệp và 20% thuộc về nhà trường vẫn là "tảng băng chìm". Trên thực tế, trường tiểu học vẫn "ăn đậm" hơn và bằng nhiều hình thức khác nhau, có chương trình liên kết đào tạo phải chiađến 50-50. Các giáo viên tiếng Anh của nhà trường cũng nhờ dạyliên kết mà nhận được 2 nguồnlương. Ngoài ra còn tiền quản lý tổ chức giảng dạy, tiền bồi dưỡng cùng nhiều khoản chi kín khác...".

Một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân liên kết cùng lúc với hai trung tâm:Language Link dạy chương trình "Our Discovery Island" và chương trình DynEd của Công ty TNHH E&D. Mức học phí của Language Link là 3 triệu đồng/học kỳ. Trường này có 8 lớp tham gia học, mỗi lớp 30 học sinh. Nếu tính theo tỉ lệ ăn chia là 50- 50, nhẩm tính cũng thấy nhà trường và giáo viên thu về số tiền hàng trăm triệu đồng/học kỳ.Trường Tiểu học Ái Mộ, quận Long Biên, phụ huynh có thể đăng ký cho con học một trong hai chương trình tiếng Anh, một chương trình của DynEd và một của Language Link. Học phí chương trình DynEd khoảng 200.000 đồng/tháng, còn Language Link tính theo năm học thìkhoảng gần 6 triệu đồng/năm.

Chia sẻ với phóng viên, giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định: Việc cho trẻ tiếp thu ngoại ngữ sớm là rất tốt, tuy nhiên đi kèm đó phải có điều kiện dạy học cho học sinh sao cho chuẩn xác. Các giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn, tránh tình trạng học xong chữ nghĩa trả thầy. "Chúng ta không đưa ra mục tiêu đến năm bao nhiêu thì tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai nhưng phải tạo được sự thay đổi dần dần. Để có được giáo viên đạt chuẩn ngành giáo dục phải thu nhận một số lượng giáo viên rất lớn đang chưa tìm được việc làm về để đào tạo ngoại ngữ trong thời hạn ít ra là 2 năm và có học bổng", ông Dũng nói.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng bộ GD-ĐT thì cho rằnghiện nay, việc đưa thêm các ngoại ngữ khác vào giáo dục là điều cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có một lộ trình rõ ràng, nên đưa tiếng nào vào dạy trước, tiếng nào dạy sau và quy hoạch thế nào để việc học thực sự có hiệu quả. Điều quan trọng nhất là phải tuyên truyền, để các em tự giác học chứ không phải bắt buộc tất cả học sinh phải học hết các thứ tiếng trên.

Bà Vũ Tú Anh, Phó trưởng ban thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết Bộ GD-ĐT đã cố gắng làm tốt nhất trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án, vấn đề ở chỗ sự sẵn sàng vào cuộc của các địa phương như thế nào. Nhưng khi nhìn nhận việc thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, bà Vũ Tú Anh lại cho rằng Hà Nội (cùng với TP.HCM) là những nơi triển khai cực kỳ tốt theo cách của riêng mình mà không cần đến kinh phí của Đề án. “Đó là những nơi có điều kiện tổ chức dạy học tốt và người muốn học tiếng Anh cũng nhiều hơn”, bà Vũ Tú Anh nói.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định Bộ chưa bao giờ đánh giá cao hình thức liên kết tiếng Anh ở cấp tiểu học. Chính vì vấn đề "loạn liên kết này", Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn số 27 để thanh tra, cho ý kiến về việc dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố, theo đúng quy định của pháp luật, tránh hiện tượng lạm thu tại các trường học.

Hiệu trưởng các trường tiểu học phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy chương trình tiếng Anh liên kết tại trường mình. Chỉ đạo các trường khảo sát năng lực học sinh, độ tương thích của chương trình, giáo trình đối với trình độ học sinh, chất lượng giáo dục ở từng cơ sờ giáo dục từ đó để lựa chọn chương trình liên kết dạy ngoại ngữ cho phù hợp.Cuối tháng 3 này, Sở GD-ĐT sẽ khảo sát ngẫu nhiên 20% học sinh trên toàn thành phốtham gia chương trình liên kết tiếng Anh để đánh giá việc dạy và học trong các trường.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy tiếng Anh liên kết, hiệu trưởng không có năng lực sẽ phải dừng đào tạo