Ngay từ nhỏ, việc dạy trẻ cách chi tiêu, tiết kiệm tiền bạc giúp hình thành một thói quen tốt, khi trẻ lớn lên.

Dạy trẻ cách chi tiêu, tiết kiệm tiền bạc

CTV Thùy Như, 0918138508, VCB 0441000613273 | 22/09/2019, 14:12

Ngay từ nhỏ, việc dạy trẻ cách chi tiêu, tiết kiệm tiền bạc giúp hình thành một thói quen tốt, khi trẻ lớn lên.

Nhiều phụ huynh cho rằng, không nên dạy trẻ chi tiêu tiền bạc khi còn nhỏ, vì nếu có biết sớm trẻ cũng không thể hiểu được thế nào là đúng, sai trong chi tiêu. Cứ để con trẻ thoải mái, muốn mua gì tùy thích. Tuy nhiên, không bao giờ là quá sớm khi bạn bắt đầu dạy trẻ những bài học đầu tiên về cách sử dụng, chi tiêu tiền bạc thế nào cho hợp lý.

Dưới đây là một số cách hiệu quả.

Dạy trẻ cách chi tiêu, vào bất cứ lúc nào có thể

Mỗi khi bạn đưa trẻ đi mua sắm, hãy tranh thủ để trẻ giúp bạn tính toán, chi trả cho một vài khoản nhỏ. Cách nàykhông chỉ khiến trẻ cảm thấy bản thân chúng quan trọng, còn khuyến khích trẻ học cách chi tiêu, tính toán hợp lý, dựa trên tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Ảnh: minh họa

Thảo luận và trao đổi với trẻ giá trị của những món đồ

Khi đi siêu thị hoặc mua sắm bên ngoài, hãy giải thích và giúp trẻ lựa chọn món hàng hợp để sử dụng trong gia đình. Chẳng hạn như, khi chọn mua món hàng nào đó, phân tích để trẻ hiểu lý do vì sao mua món này, mà không mua món khác cùng loại. Nếu trẻ một mực đòi mua một món hàng khác, đừng chiều theo ý thích nhất thời của trẻ, mà hãy giải thích một cách rõ ràng với trẻ về giá trị, lợi ích của món hàng bạn quyết định chọn mua, kèm theo dạy trẻ cách phân loại giữa món hàng cần và không cần thiết. Đồng thời, giúp trẻ phân biệt sự khác nhau giữa sản phẩm trên quảng cáo và thực tế bên ngoài.

Tạo cho trẻ thói quen biết dành dụm tiền bạc

Khuyến khích trẻ để dành một khoản nhỏ từ tiền tiêu vặt được bạn phát cho trẻ vào mỗi tuần hoặc trong tháng, hoặc bỏ ống heo đất. Với thói quen này, trẻ sẽ dần học được cách chi tiêu, dành dụm tiền bạc, ngay từ lúc còn nhỏ, giúp hình thành tính cách khi lớn lên.

Hãy giải thích để trẻ hiểu thêm về giá trị của tiền bạc, bằng những ví dụ thực tiễn, sinh động. Chẳng hạn như, trẻ phải làm việc chăm chỉ mới có tiền để chi tiêu, hoặc để tích lũy tiền bạc không nên chi tiêu hoang phí, thiếu cân nhắc. Nếu trẻ thường vòi vĩnh khi đi mua sắm với bạn, hãy dạy trẻ biết dành dụm cho đến khi có đủ để mua thứ chúng muốn. Cách này giúp trẻ biết trân trọng những thứ bạn mua cho chúng.

Hướng dẫn trẻ tự quyết định việc chi tiêu

Cho trẻ một khoản tiền nho nhỏ và hướng dẫn trẻ lên kế hoạch chi tiêu trong vòng một tuần. Với khoản tiền đó, để trẻ tự phân bổ khoản nào dành để tiêu vặt, mua đồ chơi và để dành. Mặc dù khoản tiền không lớn, nhưng cách này giúp trẻ biết tự cân nhắc, suy nghĩ, và quyết định việc chi tiêu. Nếu chẳng may, trẻ lỡ chi tiêu hết khoản tiền trước thời hạn quy định, so với anh chị em của chúng, bạn không nên cho thêm tiền, cho dù trẻ cố nài nỉ. Hãy để trẻ biết rút ra kinh nghiệm cho những lần chi tiêu sau đó.

Cân nhắc khi cho tiền trẻ chi tiêu

Không nên cho tiền tiêu vặt trước khi trẻ đủ tuổi đến trường. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng, tiêu vặt là cần thiết với trẻ, đừng nhượng bộ khi trẻ đòi hỏi quánhiều. Bởi ở tuổi mới biết xài tiền, vô tình tạo cho trẻ tâm lý gây sức ép với cha mẹ để có tiền chi tiêu.

Khi trẻ đến tuổi biết chi tiêu, hãy tăng nghĩa vụ của trẻ đối với gia đình. Nếu bạn nghĩ rằng, trẻ đủ khả năng để tự chi tiêu, tức trẻ đủ lớn để phụ giúp một số việc trong gia đình. Còn nếu nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ, chưa thể quản lý việc chi tiêu, hãy giải thích với trẻ một cách nhẹ nhàng lý do bạn chưa thể cho trẻ tiền, và chúng cần làm gì để có được điều đó.

Thùy Như
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy trẻ cách chi tiêu, tiết kiệm tiền bạc