ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng vấn đề quản lý đất đai, công sản không chỉ bị xem nhẹ mà thực tế có những vi phạm rất nghiêm trọng.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Vấn đề đất đai, công sản vi phạm rất nghiêm trọng

Lam Thanh | 29/03/2021, 11:57

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng vấn đề quản lý đất đai, công sản không chỉ bị xem nhẹ mà thực tế có những vi phạm rất nghiêm trọng.

Tại phiên thảo luận tại Quốc hội về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Chính phủ, ngày 29.3, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) bày tỏ tin tưởng cử tri cả nước đều nhất trí đánh giá cao những thành tựu mà đất nước đạt được trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý đến một số hạn chế lớn cần sớm khắc phục.

kim-thuy.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy - Ảnh: VGP

Theo bà Thúy, 3 hạn chế lớn mà báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra có nông nghiệp phát triển chưa bền vững. Đại biểu bày tỏ lấy làm tiếc vì báo cáo chưa đưa ra những nguyên nhân cụ thể và đề nghị Chính phủ cần sớm chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và có những giải pháp bởi nông nghiệp và nông dân đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế-xã hội của đất nước.

Hạn chế nữa là phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. “Chúng ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa nhưng đến nay 1 năm sau mốc chúng ta vẫn chưa thành nước CNH”, đại biểu Kim Thúy nhấn mạnh.

Đại biểu đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Quốc hội, Chính phủ cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng mục tiêu này và có những giải pháp quyết liệt, thiết thực hơn nữa để hiện thực hóa mục tiêu.

Hạn chế thứ ba mà đại biểu Kim Thúy nhắc đến là vấn đề kỷ luật, kỷ cương quản lý tài nguyên, đất đai công sản còn có những sai lầm ở một số nơi. Đại biểu nêu vấn đề “Báo cáo đặt ra như vậy có nhẹ quá không?” bởi quản lý không chỉ là vấn đề kỷ luật, kỷ cương bị xem nhẹ ở một số nơi mà thực tế có những vi phạm rất nghiêm trọng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng có hai hạn chế nghiêm trọng cần nói thêm. Đó là vấn đề quản lý công sản và đất đai khi vẫn còn tình trạng khiếu kiện kéo dài. Đại biểu cho rằng tình trạng này là do những bất cập về pháp luật đất đai.

Bà Thúy nêu quan điểm, mặc dù nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã trình dự thảo luật sửa đổi Luật Đất đai nhưng cũng nhiều lần xin lùi thời gian trình, và cho đến nay vẫn chưa thể trình được dự thảo. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tinh minh bạch về thông tin, bởi nếu thông tin về đất đai rõ ràng thì sẽ không thể có tình trạng bán đất ma. Đại biểu đề nghị Chính phủ sẽ sớm xem xét vấn đề này.

Hạn chế nữa đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy lưu ý là vấn đề kỷ cương. Đại biểu nhắc lại việc xử lý 12 dự án thua lỗ, mặc dù Quốc hội đã liên tục giám sát và nhắc nhở nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành và không biết đến bao giờ mới xử lý dứt điểm. Hay việc thu phí cao tốc đường bộ đến giờ cũng chưa xong và chưa rõ thời gian hoàn thành, và điều đáng lưu ý là không rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm cho những chậm trễ này.

ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho hay, trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng của luật ban hành nhưng tính khả thi chưa cao, không đảm bảo các điều kiện thực hiện, hoặc có điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Đại biểu nêu cụ thể, Chính phủ cần xây dựng trình Quốc hội thông quan Luật Đất đai sửa đổi nhằm khắc phục bất cập trong quản lý nhà nước về đất công, có cơ chế, chính sách phù hợp để giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo về đền bù giải phóng mặt mặt bằng khi thu hồi đất.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá nhiệm kỳ vừa qua rất thành công trên các phương diện, quy mô nền kinh tế vươn lên đứng thứ 4 ASEAN, hệ số tín nhiệm quốc gia được giữ vững, giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, đời sống người dân không ngừng được cải thiện…

Tuy nhiên, đại biểu nêu ra 3 vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Đó là nợ xấu, nợ công giảm mạnh, đây là dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới trong bối cảnh phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, kết quả nhập siêu tích cực nhưng còn một số vấn đề cần lưu ý như nhập siêu với các nước trong khu vực…

Một vấn đề nữa, Chính phủ đã quyết liệt cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng thành công này đặt ra thách thức lớn cho nhiệm kỳ mới vì không còn nhiều dư địa để cải cách, do đó, cần đột phá thể chế, chuyển đổi phương thức quản lý mạnh mẽ trên cơ sở chuyển đổi số…

“Nếu chuyển đổi số thành công thì những kết quả cải cách thể chế sẽ giúp chúng ta biến những điều không thể thành có thể”, đại biểu khẳng định. Đây chính la cơ sở để chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Vấn đề đất đai, công sản vi phạm rất nghiêm trọng