Mong muốn của các địa phương là chính đáng, cần thiết, nhưng nợ công, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, không dàn trải. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số địa phương được đầu tư", ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai nói.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Hiếm quốc gia nào phân bổ mỗi tỉnh, thành một dự án như Việt Nam

29/10/2018, 11:27

Mong muốn của các địa phương là chính đáng, cần thiết, nhưng nợ công, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, không dàn trải. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số địa phương được đầu tư", ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai nói.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai - Ảnh: VPQH

Sáng 29.10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự toán Ngân sách Nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện đầu tư công trung hạn...

Theo ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai, hơn 3 năm thực hiện nghị quyết về đầu tư công trung hạn, với tổng mức đầu tư 2 triệu tỉ đồng cho 9.620 dự án nhưng rất nhiều dự án tại địa phương dở dang, thiếu vốn. Đặc biệt với nguồn trái phiếu chính phủ, 64 tỉnh, thành phố, mỗi nơi được phân bổ 1 dự án, trong khoảng 260.000 tỉ đồng.

“So sánh kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, số lượng dự án trong kế hoạch đầu tư của chúng ta rất lớn. Hiếm ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ là mỗi tỉnh, thành phố có một dự án. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nguồn lực đầu tư từ phía Nhà nước hầu như chỉ tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, toàn xã hội”, bà Mai nói.

Bà nhấn mạnh: “Mong muốn của các địa phương là chính đáng, cần thiết, nhưng nợ công, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, không dàn trải. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số địa phương được đầu tư".

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai còn đưa ra nhận xét, về kết quả đầu ra, không phải dự án nào cũng hiệu quả.

“Chúng ta không có câu trả lời về hiệu quả cao, thấp hay không hiệu quả. Ngay từ khi lựa chọn dự án phải đánh giá đầu ra và hiệu quả, tăng cường công tác giải trình và giám sát. Việc đánh giá những điều bất cập ngày hôm nay tạo tiền đề cho những bước đi hiệu quả trong thời gian tới”, bà Mai nói thêm.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng cần khắc phục tình trạng dự án đầu tư vượt kế hoạch được giao, gây nợ đọng cơ bản, cắt khúc đầu tư công… Đây chính là nguyên nhân làm cho nợ công tăng cao trong giai đoạn 2010-2015.

“Báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ thời gian qua có bao nhiêu dự án đầu tư hiệu quả, bao nhiêu đầu tư thua lỗ, bao nhiêu dự án cần được điều tra truy tố; tỉnh nào, doanh nghiệp nào tốt và chưa tốt…Có như vậy mới xác định được trách nhiệm cảu tổ chức, cá nhân để xử lý, ngăn chặn được tình trạng thất thoát”, ông Phương nói và cho rằng cần có cách khắc phục vấn đề trình độ yếu của cán bộ.

Về nguồn vốn đầu tư, ĐBQH Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng cần phải xem lại các dự án có tổng mức đầu tư lớn nhưng việc bố trí vốn lại nhỏ giọt. Với các dự án kiểu này thì hiệu quả đầu tư thấp và đã có bài học trong giai đoạn trước, do đó không nên đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn.

“Bình quân 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, mỗi năm phải bố trí khoảng 237 nghìn tỉ đồng, đây là mức vốn cân đối khó khăn nên Chính phủ cần tập trung cho các dự án cấp thiết, có hiệu quả ngay, tránh dàn trải”, ông Thắng nêu.

Còn theo ĐBQH Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), 2 năm còn lại trong phương án phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trong chính sách đầu tư công trung hạn còn chậm, dàn trải, kém hiệu quả, tạo cơ chế xin-cho.

Theo kế hoạch của Chính phủ, 2 năm còn lại tất cả các nguồn vốn bố trí để chi đầu tư của Trung ương từ thu, vay, thoái vốn cổ phần chỉ được 440 nghìn tỉ đồng. Dự toán năm 2019 còn 197 nghìn tỉ. Đến năm 2020 trên nền vận động cao thì được 217 nghìn tỉ. Kết nối 2 năm nỗ lực được 414 nghìn đồng. Thiếu gần 60 ngàn tỉ đồng cho các dự án đã có danh mục, số vốn đã phân bổ trung hạn, ông Hàm cho hay.

Ông còn phân tích: Nếu sử dụng tiếp dự phòng của Trung ương thì sẽ thiếu khoảng 150 nghìn tỉ đồng. Theo phương án của Chính phủ thì các dự án được ghi tên vào góp vốn cụ thể theo kế hoạch trung hạn phần ngân sách của Trung ương phải cắt giảm 60 nghìn tỉ đồng.

Nếu sử dụng tiếp dự phòng các dự án này cắt giảm sâu hơn 150 nghìn tỉ đồng, dẫn đến các dự án chậm tiến độ, dàn trải, đồng thời "gá chân" thêm vào các dự án mới làm tăng thêm mức độ dàn trải, vi phạm luật đầu tư công, phá vỡ thành quả của cơ cấu lại chi đầu tư. Cách làm này sẽ tạo áp lực cho các giai đoạn sau.

Theo ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), thu thuế từ doanh nghiệp có phần sụt giảm, chi thường xuyên ở mức cao, thu ngân sách mới chỉ đủ trả nợ và chi thường xuyên, ngân sách vẫn phụ thuộc vào đất đai. Sự lo lắng của chúng ta cho ngân sách ở trung và dài hạn vẫn chưa thể yên tầm. Cần phải cắt giảm bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên xuống còn 50%.

“Việc tốn 6 đồng đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không cao”, ông Lộc nói.

Lam Thanh

Bài liên quan
Cần Thơ: Lãnh đạo Quốc hội thăm và tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 12.1, tại TP.Cần Thơ, ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Hiếm quốc gia nào phân bổ mỗi tỉnh, thành một dự án như Việt Nam