Các vấn đề đối với nước ngầm tại ĐBSCL là tình trạng suy giảm mực nước ngầm; sụp lún mặt đất; chất lượng nguồn nước ngầm giảm...

ĐBSCL: Nước ngầm cạn kiệt và chất lượng ngày càng xấu

Vũ Phong | 17/03/2021, 16:42

Các vấn đề đối với nước ngầm tại ĐBSCL là tình trạng suy giảm mực nước ngầm; sụp lún mặt đất; chất lượng nguồn nước ngầm giảm...

Ngày 17.3, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ TN-MT, Viện Khoa học - Địa chất và Tài nguyên (CHLB Đức) phối hợp với Công ty cổ phần Cấp nước Sóc Trăng tổ chức hội thảo Bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn nước dưới đất khu vực Nam sông Hậu.

nuoc-ngam.jpg
Khai thác nước ngầm ở ĐBSCL - Ảnh: Vũ Phong

Tham dự hội thảo có công ty cấp nước các tỉnh thành khu vực Nam sông Hậu như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang... và các chuyên gia, nhà khoa học trong, ngoài nước. Tại hội thảo, đại diện các công ty cấp nước bày tỏ sự lo lắng trước thực trạng trữ lượng khai thác và chất lượng nguồn nước ngầm đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Ông Bùi Trọng Lực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang cho biết: “Công ty hiện có trên 20 giếng khoan đang khai thác, ở độ sâu từ 160 - 350 mét, nhưng hiện nay chúng tôi đang đối mặt với tình trạng suy giảm trữ lượng, cũng như chất lượng nguồn nước rất lớn. Cụ thể, tại 4 giếng khoan ở TP.Vị Thanh, sau thời gian khai thác khoảng nửa năm thì xảy ra tình trạng nguồn nước nhiễm mặn và vượt quá tiêu chuẩn cho phép”.

Cùng lo lắng trên, ông Âu Văn Tâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang (Kiwaco) chia sẻ: “Đơn vị tôi có khai thác nước ngầm tại khu vực bán đảo Cà Mau, giếng hiện đang được khoan ở độ sâu khoảng 80 - 110m, trữ lượng khai thác trung bình 50m3/giờ. Tuy nhiên hiện nay độ mặn và hàm lượng sắt trong nước ngầm tăng khiến chất lượng nguồn nước trên địa bàn bị sa sút”.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau (Cawaco) cho biết: “Cawaco có 1 xí nghiệp cấp nước tại TP.Cà Mau và 7 chi nhánh tại các huyện, hiện chúng tôi có tổng số 63 giếng, độ sâu từ 180 - 240m. Năm vừa rồi Cà Mau ghi nhận có sự sụt giảm về trữ lượng, cũng như biến động lớn về chất lượng nước. Riêng tại TP.Cà Mau, chiều sâu mực nước động khi bơm giếng khoan đang ở mức 32 - 35m, tiệm cận với mức cho phép của Bộ TN-MT (chỉ gần 36m)”.

nuoc-ngam-1.jpg
Ông Đặng Văn Ngọ, Tổng giám đốc Soctrangwaco phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Vũ Phong

Ông Đặng Văn Ngọ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Sóc Trăng (Soctrangwaco) còn bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhiều giếng khoan phục vụ dân sinh, sản xuất... không còn sử dụng nhưng không được xử lý, trám lấp đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng.

Tiến sĩ Anke Steinel, chuyên gia địa chất, thủy văn (Viện Khoa học - Địa chất và Tài nguyên, CHLB Đức) cho rằng: “Nhu cầu về tài nguyên nước không ngừng tăng cao kéo theo việc khai thác càng lớn, cộng với những tác động to lớn từ nước biển dâng, biến đổi khí hậu đã khiến nguồn nước ngầm tại ĐBSCL đang phải đối diện với nhiều thách thức.

nuc-ngam-2.jpg
Chuyên gia Đức trình bày số liệu - Ảnh: Vũ Phong

Có thể điểm qua các vấn đề đối với nước ngầm tại ĐBSCL như: tình trạng suy giảm mực nước ngầm; sụp lún mặt đất; chất lượng nguồn nước ngầm giảm... Do đó, công tác bảo vệ, quản lý, khai thác nước ngầm đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, sống còn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBSCL: Nước ngầm cạn kiệt và chất lượng ngày càng xấu