Ngày 29.9, tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNBC), Sacombank, TPBank, BIDV đồng thời chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê nguyên Phó chủ tịch Sacombank và 21 bị can liên quan trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê cho vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm

PLO | 29/09/2017, 16:31

Ngày 29.9, tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNBC), Sacombank, TPBank, BIDV đồng thời chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê nguyên Phó chủ tịch Sacombank và 21 bị can liên quan trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Hồ sơ nói trên đã được chuyển đến VKSND Tối cao.

Theo kết quả điều tra bổ sung, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank)sau đổi tên là VNCBđược Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng của bà Hứa Thị Phấn để tái cơ cấu lại ngân hàng. Lúc này bị can Danh với tư cách chủ tịch HĐQT đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân lập nhiều công ty do Danh thành lập hoặc mượn đứng hồ sơ vay vốn của ngân hàng: Sacombank, BIDV, dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ, gây thiệt hại cho VNCB 6.123 tỉ đồng.

Trong hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh gây thất thoát số tiền như trên, còn có các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân khác, trong đó có bị can Trầm Bê.

Cụ thể, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 2.600 tỉ đồng tại BIDV, khoảng tháng 4.2013 Phạm Công Danh đã đếnSacombank gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề vay 2.000 tỉ đồng và được ông Trầm Bê đồng ý. Sau đó ông Bê dắt ông Danh xuống gặp ông Tổng giám đốc Sacombank Phan Huy Khang,thống nhất chovay từ 1.300-1.800 tỉ đồng nhưng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tiền gửi.

Sau khi được ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang đồng ý, ngày 19.4.2013 ông Phạm Công Danh cùng cấp dưới của mình sang Sacombank thực hiện các thủ tục vay tiền với tài sản thế chấp là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Ông Trầm Bê trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cho 6 công ty của ông Phạm Công Danh chỉ định vay 1.800 tỉ đồng với tài sản bảo đảm tiền gửi trị giá 1.854 tỉ đồng. Quá hạn vay, cả 6 công ty này đều không trả nợ được, do đó Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835 tỉ đồng. Đồng thời, ông Khang cũng biết rõ ông Danh không được vay tiền của chính VNCB nên đã nhận tài sản thế chấp là chính tiền gửi của VNCB cho ông Danh vay gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 1.8, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã bắt, khám xét nơi ở của ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch HĐQT Sacombank và ông Phan Huy Khang nguyên tổng giám đốc Sacombank để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sacombank, TPBank, BIDV và VNCB.
Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phát đi thông báo đã khởi tố 23 bị can khác, trong đó 15 người đang tạm giam để điều tra.

Việc bắt ông Trầm Bê, khởi tố những người khác là thực hiện giai đoạn 2 trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Một nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho PLO hay trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, làm việc với các điều tra viên của C46, ông Trầm Bê xác nhận có việc cho Phạm Công Danh vay tiền số tiền hơn 1.800 tỉ đồng nói trên. Ông cho là do tin tưởng vào các hồ sơ ông Danh đưa đến là tài sản đảm bảo của sáu công ty nên chỉ đạo ông Khang tổng giám đốc Sacombank lúc đó, cho vay.

Liên quan đến vụ án này,ngày 8.9, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can với ông Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến đại án thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng của Phạm Công Danh và đồng phạm tại VNBC.

Bên cạnh đó, có 4 bị can nguyên là cán bộ thuộc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại VNCBđã bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án Phạm Công Danh, gồm: Hà Tuấn Phước nguyên Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát tại VNCB; Ngô Văn Thanh Phó Trưởng phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombankchi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB; Phạm Thế Tuân nguyên Tổ phó Tổ giám sát tại VNCB, thành viên Hội đồng thành viên VNCB; Lê Văn Thanh Chánh thanh tra NHNN chi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB.

Tổng hợp từ PLO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
43 phút trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
    43 phút trước Theo dòng thời sự
    Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
  • Công an thông tin vụ 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh sử dụng ma túy
    một giờ trước Sự kiện
    Chiều 8.5, Công an Hà Tĩnh cho biết vừa phát hiện, bắt giữ 10 người tổ sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó có 5 cầu thủ đang đá cho CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
  • Phát triển đồng bằng sông Hồng: Phải thoát tư duy cũ, chú trọng đổi mới sáng tạo
    2 giờ trước Nhịp đập khoa học
    Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng.
  • 'Du lịch chậm' vẫn đang có xu hướng tăng
    2 giờ trước Du lịch
    Theo dữ liệu từ Google Trends, lượt tìm kiếm về "du lịch chậm" đã tăng gấp ba lần trong suốt 5 năm vừa qua. Xu hướng du lịch mới này khuyến khích du khách dành nhiều thời gian hơn tại các điểm đến để khám phá, tạo ra cơ hội để họ hòa mình vào văn hóa địa phương, kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng, từ đó, du khách trải nghiệm được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
  • Bàn về quốc hoa Việt Nam
    2 giờ trước Văn hóa
    Sau rất nhiều đề xuất và ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội về quốc hoa Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có một quyết định cuối cùng về việc lựa chọn loài hoa nào làm quốc hoa Việt Nam. Trong thời gian qua, đã có nhiều đề xuất các “ứng cử viên” cho quốc hoa, từ hoa mai, đào, lúa.. đến hoa sen. Tuy nhiên, đề xuất chọn hoa sen làm quốc hoa có vẻ được nhiều ý kiến tán đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê cho vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm