Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) bày tỏ sự đồng tình với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương và cho rằng, vấn đề không chỉ là cắt giảm về số lượng mà cần thiết phải chú trọng cải thiện chất lượng, cắt bỏ những thủ tục vô lý, ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Bộ Công Thương giảm 675 ĐKKD: Không nên quá chú trọng số lượng

Trí Lâm | 24/09/2017, 06:52

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) bày tỏ sự đồng tình với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương và cho rằng, vấn đề không chỉ là cắt giảm về số lượng mà cần thiết phải chú trọng cải thiện chất lượng, cắt bỏ những thủ tục vô lý, ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Ngày 20.9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh (ĐKKD) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.

Theo đó, có 675 ĐKKD được cắt giảm sau hơn hai tuần tiến hành rà soát. Đây là con số được cho là lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công thương, cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các ĐKKD của Bộ. Việc làmnày của Bộ Công Thương nhận được sự hoan nghênh lớn của giới doanh nghiệp, chuyên gia…

Trao đổi vớibáo điện tử Một Thế Giới, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) bày tỏ sự đồng tình với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương và cho rằng, vấn đề không chỉ là cắt giảm về số lượng, râu ria mà cần thiết phải chú trọng cải thiện chất lượng, cắt bỏ những thủ tục vô lý, ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Theo vị này, thời gian tới cần tiếp tục rà soát và cắt giảm các ĐKKD không cần thiết, đang cản trở sự phát triển.

“Các ĐKKD hiện nay nhiều quá, không tập trung. Mỗi Bộ, ngành địa phương lại có những quy định riêng rẽ của mình. Nhiều ĐKKD lại trùng lặp với các quy định của Bộ, ngành khác và cản trở doanh nghiệp”, ông Thịnh nói.

Vị này cho rằng Việt Nam đi theo nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải được kinh doanh ở những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngoài một số ngành nghề cần thiết phải có điều kiện kèm theo để đảm bảo tính an ninh, nền tảng đạo đức, nền tảng pháp lý..., còn lại thì nên rà soát và loại bỏ.

Quan trọng hơn, chuyên gia này cho rằng phải đẩy mạnh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm. Cần phải thực thi các biện pháp giảm thiểu tối đa sự cấu kết giữa các doanh nghiệp với cơ chế quyền lực, để hoạt động kinh tế thuần túy kinh tế. “Chứ vẫn còn sân sau, chống lưng thì nền kinh tế không thể bình đẳng được. Đó sẽ là lực cản đối với quá trình đổi mới của chúng ta. Đây thực sự là mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp”.

Theo đó, ông Thịnh cho rằng việc cắt giảm ĐKKD không chỉ riêng Bộ Công Thương, các Bộ khác cũng cần xem lại giấy phép con trong ngành của mình và kiên quyết loại bỏ.

“Nhiều doanh nghiệp kêu giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành còn hành họ gấp mấy lần luật. Các Bộ rà soát xem điều kiện mình đặt có trùng lặp với các Bộ khác hay không, có trái với kinh tế thị trường, với sự phát triển chung hay không để mà bỏ đi”, ông Thịnh nói.

Tại buổi làm việc với Bộ Công Thương mới đây, chuyên gia kinh tế, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết ông thấy bất ngờ và cảm phục với việc cắt giảm ĐKKD của Bộ Công Thương.Tuy nhiên, ông Thiên cũng bày tỏ sự băn khoăn rằng có khi nào bỏ một lần quá nhiều điều kiện kinh doanh mà sau đó khiến bộ máy làm việc họ chán vì tiền bạc bớt đi, rồi buông lỏng quản lý? Cho nên cần phải có sự thay đổi về bộ máy và bộ máy sẽ phải thực sự chuyển động theo, thậm chí phải cắt giảm nhân sự vì thủ tục đã giảm.

“Thủ tục đi cùng chi phí của doanh nghiệp, gỡ về thủ tục đúng rồi nhưng cắt một phát đến 55% có nghĩa là hệ thống điều kiện kinh doanh của ta hiện đang quá bất hợp lý, soi kĩ là cắt gần hết. Do đó, tôi thấy cần phải lo chất lượng tổng thể, nó hàm nghĩa là chất lượng chung của từng điều khoản là có vấn đề”, ông nhấn mạnh và cho rằng phải rà lại, kể cả những ĐKKD được giữ lại.

"Không có nghĩa 500 điều còn lại toàn tốt, phải rà lại. Chất lượng các ĐKKD còn lại vẫn cứ đáng ngờ như bình thường”, ông nói thêm.

Theo vị này, việc cắt giảm thủ tục cần được khuyến khích, nhưng cần rà soát tiếp để tăng chất lượng của hoạt động này một cách thực sự, tránh trường hợp "cắt toàn râu ria, số lượng nhiều mà chất lượng chưa đáng kể".

Cũng theo chuyên gia này, việc giảm nhiều thủ tục nhưng thời gian thực hiện các thủ tục có giảm đi không, hay vì lợi ích bộ máy lại tăng thêm việc khác, gây khó thêm cho doanh nghiệp?

Cũng chia sẻ với báo giới về vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, trước nay chưa từng có trường hợp các Bộ tự đề xuất bãi bỏ ĐKKD do chính mình xây dựng và quản lý. Quyết định của Bộ Công Thương rất đáng được hoannghênh và là tấm gương cho các Bộ khác.

Ông Cung cũng chia sẻ rằng ở nhiều Bộ, bộ trưởng có thể muốn làm nhưng không nhận được sự đồng thuận của các vụ, cục bên dưới, họ phản đối việc xóabỏ ĐKKD vì cho rằng ảnh hưởng đến quyền, lợi.

Cũng theo vị này, tình trạng các ĐKKD bị xoá bỏ nhưng sau đó lại ‘tái mọc” là do tư duy quản lý. Nếu vẫn giữ tư duy theo lối tiền kiểm, bằng cách kiểm soát và kìm nén chỉ cho doanh nghiệp làm trong phạm vi quản lý của mìnhthì ĐKKD sẽ cứ cắt lại mọc. Nhưng nếu thay bằng tư duy quản lý thông qua điều tiết, thúc đẩy, hỗ trợ và chuyển mạnh từ tiền kiểm sang quản lý theo hướng hậu kiểm (kiểm soát chất lượng của sản phẩm, dịch vụ) thì lúc đó sẽ rất hạn chế bổ sung thêm ĐKKD.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương giảm 675 ĐKKD: Không nên quá chú trọng số lượng