4 bộ phim về đề tài trẻ em, học sinh, sinh viên đã được lọt vào top 24 tranh Giải thưởng phim ngắn HTV 2018 có triển vọng đoạt giải đang tạo đà cho cac nhà làm phim mạnh dạn khai thác về đề tài này

Đề tài 'học sinh và giới trẻ' lọt top 24 của Giải thưởng phim ngắn HTV

nguyễn tuyết | 12/12/2018, 16:20

4 bộ phim về đề tài trẻ em, học sinh, sinh viên đã được lọt vào top 24 tranh Giải thưởng phim ngắn HTV 2018 có triển vọng đoạt giải đang tạo đà cho cac nhà làm phim mạnh dạn khai thác về đề tài này

"Giải thưởng phim ngắn HTV" (HTV Short Film Awards) do Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức,khởi động từ ngày 1.8, đêm Gala trao giải sẽ diễn ra vào ngày 16.12 tới đây đang thu hút sự quan tâm của giới điện ảnh.

Trong hai ngày 11 và 12.12.2018, BTC đã công bố danh sách24 bộ phim lọt danh sách chung kết của Giải thưởng Phim ngắn HTV 2018. Đáng chú ý ,top 24 bộ phim lọt vào vòng chung kết có đến 4 bộ phim vềtài trẻ em và giớiđã được chọn.Mặc dù không có bất cứ ngôi sao hoặc diễn viên quen mặt nào xuất hiện, nhưng có thể nói đâylà những tác phẩm có chất lượng, nội dunglột tả được những cung bậc hồn nhiên của trẻ em cũng như giới trẻViệt Nam hiện nay.

Nhí -Đời sống lam lũ không che khuất được sự hồn nhiên trẻ nhỏ

Phim ngắn Nhí kể về cậu bé cùng tên sống cùng mẹ trong khu ổ chuột, vì cuộc sống cơ cực nên hàng ngày bé phải đi bán vé số, lượm ve chai. Rồi một ngày nọ bé bắt gặp Mít - một con Husky lạc chủ, bé quyết định dẫn về nuôi bầu bạn. Nội dung phim rất đơn giản, thậm chí có phần quá dễ đoán và hơi nhàm chán nhưng lại chính vì thế, nhóm làm phim đã quyết định không can thiệp sâu thêm vào nội dung mà đào sâu và sắp xếp những chi tiết nhỏ, hoàn thiện, trau chuốt thêm. Biến bộ phim thành một chuyện kể đáng yêu, dễ chịu, dễ thưởng thức, dễ cảm thông.

Điểm mạnh của phim rất dễ thấy. Mạch phim gọn gàng, ý tứ rõ ràng, diễn viên thể hiện tốt, đặc biệt là những chú chó trong phim luôn có những phân cảnh đáng yêu đến mức người xem phải phì cười vì không “đỡ” nổi.

Cậu bé vai chính trong phim cũng thể hiện được mình là một diễn viên nhí sáng giá trong tương lai, bởi diễn xuất của em quá ngây thơ nhưng lại rất ngọt ngào và chân thật, em vừa có thể khiến khán giả phì cười ngay lúc đó nhưng chỉ 5s sau lại phải cau mày tự hỏi “Em đang nghĩ gì thế?”. Gương mặt đầy tâm tư nhưng hồn nhiên quá mức của em quả thực rất đáng giá và có nhiều tiềm năng phát triển.

Ảo - Thật-Khi đời sống không là mơ

Vào được top 24 chung cuộc của Giải thưởng phim ngắn HTV, có lẽẢo - Thật đã là một sự may mắn nhiều hơn bởi chất lượng phim còn chưa thực sự khá, ở cả kịch bản lẫn cách truyền tải, nhưng đâu đó vẫn có cố gắng thể hiện đúng chủ đề, thông điệp mà cuộc thi đưa ra.

Xét cho cùngđây không phải là một phim nổi bật trong top 24, nếu châm chước thì chỉ có thể xếp vào hạng bình ổn, có thể vớt vát được vì quả thực nhóm làm phimcòn khá non tay. Lỗ hổng kịch bản khá lớn cộng với cách kể chuyện có phần cũ và hơi sến này khó có thể giúp phim đạt giải cao.


Mặc dù thế, khi nhìn ở một khía cạnh khác, phim đã hoàn thành một câu chuyện có đầy đủ kết cấu, xử lý gọn gàng, cách khai thác câu chuyện cũng mới lạ theo hướng đơn giản hoá bi kịch của nhân vật và giải quyết theo cách khả thi nhất mà nhóm làm phim có thể làm được. Đồng thời, cách bộ phim lồng ghép thêm một sản phẩm âm nhạc của một thành viên trong nhóm vào, làm người xem thấy khá thú vị và thích thú với ý đồ của đạo diễn trong phim.

Tuy thế, diễn xuất trong phim lại là điểm khá gây tranh cãi khi nhân vật nữ chính chưa thể hiện tốt nội tâm của nhân vật mà chỉ dừng ở mức tạm ổn cũng khiến chất lượng phim giảm đi khá nhiều.

What If– Những bản tình ca dang dở

Phim mang một cấu trúc đơn giản, câu chuyện đơn giản, cách kể chuyện cũng đơn giản nhưng lại rất nhịp nhàng, uyển chuyển. Đạo diễn của phim có vẻ rất biết cách sử dụng âm nhạc bù đắp cho sự thiếu vẹn toàn về mặt hình ảnh khi từng thước phim đều thấm một chút nhạc, một chút thơ, một chút bâng quơ khó nói thành lời.

Phim kể một câu chuyện khó có thể nói là trọn vẹn, vì kết cục để lại khá nhiều câu hỏi và day dứt:“Liệu hai nhân vật đó có tình cảm với nhau thật không? Hay đó chỉ là sự đồng điệu trong cảm xúc do âm nhạc kiến tạo nên?”. Nhưng ngay từ đầu, tên phim cũng đã thể hiện sự chênh vênh, đầy tiếc nuối, báo trước một bộ phim không hoàn hảo và nhiều lời thở than.

Diễn xuất của hai nhân vật chính trong phim phải nói rằng rất hợp vai, mặc dù có thể nhìn thấy rõ một trong hai có màn trình diễn tốt hơn hẳn người còn lại. Đóng phim âm nhạc, ngoài tài diễn, còn phải có cái hồn cảm nhạc, một chút phớt đời và cái bản năng dữ dội lúc nào cũng sẵn sàng bộc phát ra, ở đây, diễn viên đã cho thấy điều đó.

Điểm yếu của phim như đã nói ở trên nằm ở hình ảnh bị noise khá nhiều vì hầu hết cảnh quay đều ở địa điểm tối hoặc quay đêm, nhưng nhóm làm phim không hề sử dụng cây đèn nào cả. Có lẽ, đây là một phần ý đồ để khán giả dễ cảm nhận không khí phim hơn, nhưng đồng thời cũng khiến chất lượng phim bị giảm đi đáng kể.

Mập thích mập- Dù bạn có là ai, như thế nào thì vẫn có một người yêu bạn

Nằm ở một vị trí an toàn trong top 24. Phim ngắn này đã làm cho các giám khảo phải tranh cãi kịch liệt vì câu chuyện của mình. Người thíchngười không, nhưng ai cũng công nhận rằng bộ phim này xứng đáng có một suất vào chung kết.

Phim có nội dung không mới, vốn đã quen thuộc và vẫn thường được lấy cảm hứng để làm nên những bộ phim nổi tiếng. Phim kể về một cô gái tự ti với ngoại hình quá cỡ của mình, quyết tâm giảm cân để có được hạnh phúc. Nhưng sau khi giảm cân cô nhận ra mình vẫn không hạnh phúc và quyết định mập trở lại.

Mặc dù kể từ một câu chuyện thật nhưng trong 10’ ngắn ngủi của phim đương nhiên không thể bộc lộ và miêu tả hết quá trình dài đằng đẵng đó. Mặc dù thế nhóm làm phim vẫn rất cố gắng để xây dựng được đường dây nhất quán cho nhân vật, khiến sự chuyển biến tâm lý của nhân vật chính dù qua tay tới hai diễn viên nhưng vẫn rất mượt mà, trơn tru.

Điểm trừ của phim có lẽ nằm ở cái kết hơi không cần thiết và quá dễ đoán, kèm theo thông điệp “dù bạn có là ai, như thế nào thì vẫn có một người yêu bạn”. Có vẻ như đây là một thông điệp tốt, nhưng cách truyền tải ở cuối phim lại vô tình biến nó thành một sự ỷ lại và phụ thuộc, dễ khiến người xem hiểu lầm và gây ảnh hưởng không tốt.

Đây là một lỗi khá rõ và dễ thấy và là một điểm trừ cho nhóm làm phim vì sự thiếu tinh tế trong phương thức truyền tải.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề tài 'học sinh và giới trẻ' lọt top 24 của Giải thưởng phim ngắn HTV