Chiều 14.5, Bộ GD ĐT chính thức công bố đề thi thử theo bài thi giống như đề thi chính thức sẽ được sử dụng trong kỳ thi THPT quốc gia.

Đề thi tham khảo THPT 2017, học sinh không phải theo 'lò cấp tốc'

Hải Yến | 15/05/2017, 12:52

Chiều 14.5, Bộ GD ĐT chính thức công bố đề thi thử theo bài thi giống như đề thi chính thức sẽ được sử dụng trong kỳ thi THPT quốc gia.

Ngay sau khi công bố, các chuyên gia giáo dục và các thầy cô giáo đều cho rằng đề thi minh họa, tham khảo không quá khó kể cả đối với học sinh có học lực trung bình.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới - thầy giáo Lê Đức Thuận (phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: Nhìn chung đề thi các môn ở kỳ thi THPT 2017 nếu giống với đề thi minh họa này thì tôi tin các em có học lực trung bình sẽ làm được tới 60-70% bài thi. Các đề thi tham khảo có nội dung tương đối cơ bản, ở giai đoạn nước rút này học sinh đã bắt đầu ôn tập đến phần cuối của chương trình nên học sinh cần nắm vững kiến thức và kỹ năng làm các bài tập, luyện đề thi thử để có phản xạ nhanh hơn khi làm bài."

Đây cũng là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT công bố đề thi thử nghiệm theo dạng bài thi thật, là tài liệu giúp các trường dựa vào đó ôn tập cho học sinh mà không cần thiết tổ chức thi thử quá nhiều trước khi diễn ra kỳ thi chính thức vào cuối tháng 6.2017. Ở các lần trước, đề thi được công bố theo các môn thi thì lần này, đề thi minh họa là dạng bài thi (5 bài thi). Theo đó, các câu hỏi trong đề thi minh họa cũng được sắp xếp từ dễ đến khó như đề thi thật.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nguyễn Thanh Tùng - Giáo viên môn Toán học tại Hệ thống Giáo dục Hocmai cũng cho biết đề thi tham khảo môn Toán của Bộ GD-ĐT công bố hiện nay ở mức phân loại khá cao và dài, nên nếu học sinh có học lực tốt trở lên sẽ hoàn thành được 80% câu hỏi, còn các học sinh có học lực khá, trung bình dự đoán làm được tầm 60-70%.

"Qua đề thi minh họa có thể nhận thấy Bộ GD-ĐT đã cố gắng ra những câu hỏi bám sát kiến thức ở SGK, trong khi ôn tập các em nên lập bảng tổngkết kiến thức ngắn gọn hoặc trình bày dưới dạng tư duy để ghi nhớ kiến thức.

"Với mỗi chương các em cần gạch ra các dạng toán và phương pháp giải dạng toán sơ đồ với những sai sót thường gặp. Không cần làm quá nhiều, ví dụ để hình dung về mặt kiến thức mà đẩy nhanh thao tác kỹ năng của máy tính Casio giúp ta đẩy nhanh tốc độ khi làm trắc nghiệm. Sau khi tổng hợp xong. Cứ 2 tuần lại đọc lại lý thuyết và tổng hợp thêm lýthuyết dựa vào những tình huống ta gặp trong làm đề.

Thành thạo kiến thức cơ bản và tăng dần khả năng phản xạ đề, giúp các em giải quyết được những bài toán tư duy cao và quen dần với kỹ năng trắc nghiệm, từ đó sẽ kịp làm hết đề trong 90 phút (luyện khoảng 10 đề). Cần lựa chọn các tài liệu để tiếp thu chứ không học tràn lan. Cần lập thời gian biểu cân bằng giữa các môn học. Môn nào các em còn yếu thì cần dành nhiều gian hơn. Ngay từ bây giờ, các em phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, giờ nào học môn nào, sau bao nhiêu ngày phải kết thúc, tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến bội thực." - thầy Tùng chia sẻ kinh nghiệm.

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến kỳ thi THPT 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga lưu ý điểm khác biệt nhất của đề thi năm nay so với đề thi các môn thi trắc nghiệm các năm trước là các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự lần lượt từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó ở tất cả các mã đề (đối với các môn ngoại ngữ có tính đặc thù riêng, nên việc sắp xếp cấp độ của các câu hỏi thi sẽ được bố trí tối ưu nhất theo quy luật trên).

Việc sắp xếp các câu hỏi thi trong đề thi như vậy sẽ đánh giá sát thực hơn nữa năng lực của các thí sinh, từ đó phân loại được học sinh. Tính đến thời điểm hiện tại, công tác thử nghiệm câu hỏi thi, đề thi đã hoàn thành, Bộ đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, đảm bảo kịp tiến độ phục vụ kỳ thi chính thức vào tháng 6.2017.

Bên cạnh đấy, thứ trưởng Ga cũng đặc biệt lưu ý thí sinh: "Các đề thi do máy tính tự động rút và sắp xếp đáp án, do đó rất có thể có những phương án lựa chọn A hoặc B hoặc C hoặc D của một số mã đề sẽ chỉ có khoảng 10% là số là đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó. Vì vậy, nếu thí sinh cứ “chọn bừa” tất cả bài thi là một phương án thì có thể vô tình chọn vào phương án chỉ có 10% đáp áp là đúng, như vậy các em chỉ được 1,0 điểm môn đó và sẽ dẫn đến bị điểm liệt môn thi này, không được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Chính vì thế những em không hiểu đề thi mà cứ khoanh bừa một đáp án bất kỳ sẽ nhận được "điểm liệt" ở kỳ thi này.

Các em cần bám sát cấu trúc, định dạng của các đề thi do Bộ GD-ĐT đã công bố để tập trung ôn tập, trau dồi kiến thức thật tốt.Rèn luyện thêm kỹ năng làm bài thi thì sẽ đạt kết quả tốt nhất mà không cần tham gia các khóa học ôn tập hay “lò” ôn luyện cấp tốc nào cả.

Khi làm bài thi, cứ làm tuần tự từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng của đề thi sẽ được điểm cao với môn thi đó. Giáo viên và cả học sinh nên căn cứ vào đề thi thử nghiệm, lấy đó làm tài liệu căn bản nhất để dựa vào đó ôn tập ổn định tâm lý trước và trong kỳ thi, không nên thi thử quá nhiều, điều này hoàn toàn không cần thiết"- thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
32 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề thi tham khảo THPT 2017, học sinh không phải theo 'lò cấp tốc'