Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 3 loại vắc xin; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 5 loại vắc xin.

Đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin

Lam Thanh | 01/10/2021, 18:57

Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 3 loại vắc xin; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 5 loại vắc xin.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1654/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vắc xin sử dụng cho người đến năm 2030”.

Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin

Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin sử dụng cho người; nâng cao trình độ, năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh mới phát sinh.

Chương trình phấn đấu 100% vắc xin trong nước đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vắc xin khác; từng bước đưa vắc xin Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.

Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 3 loại vắc xin; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu 5 loại vắc xin.

Để đạt được mục tiêu trên, chương trình đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép sử dụng vắc xin sản xuất trong nước. Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng chính sách riêng đáp ứng yêu cầu linh hoạt trong ứng phó xử lý vắc xin đại dịch.

vc.jpg
Phấn đầu đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin

Chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, ưu tiên công nghệ mRNA, công nghệ protein tái tổ hợp, công nghệ vector vi rút… phục vụ sản xuất vắc xin COVID-19, vắc xin ung thư, vắc xin phối hợp nhiều thành phần và các vắc xin khác đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh.

Trong đó, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin, nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu sản xuất vắc xin và giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Đồng thời hợp tác nghiên cứu, tăng cường trao đổi thông tin với chuyên gia, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trong nước; hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu sản xuất vắc xin; ưu tiên đầu tư mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ; thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm vắc xin.

Chương trình cũng thực hiện hỗ trợ nâng cao tiềm lực nghiên cứu sản xuất vắc xin như: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật đủ năng lực ứng dụng, làm chủ công nghệ thông qua quá trình triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình; thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và của các nước phát triển để đào tạo nhân lực cho các hoạt động phát triển vắc xin; nâng cấp, đầu tư mới một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm thông qua các nhiệm vụ thuộc Chương trình.

Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho nghiên cứu vắc xin phòng chống đại dịch

Quyết định nêu rõ, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin được hưởng chính sách ưu đãi như sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và công nghệ được khuyến khích chuyển giao.

Đối với vắc xin phòng chống đại dịch được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí dành cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, kiểm định, mua bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí cho người tình nguyện.

Đồng thời, tiếp tục xem xét hỗ trợ trong chương trình này các vắc xin đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia và các vắc xin dự kiến triển khai trong các đề án của ngành y tế.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình giúp tư vấn triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình; chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về vắc xin theo quy định pháp luật…

Bộ Y tế hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, kiểm định, cấp phép sử dụng vắc xin là sản phẩm của chương trình; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật để ưu tiên sử dụng vắc xin là sản phẩm của chương trình, từng bước đưa vắc xin sản xuất trong nước vào danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán; hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và cấp phép sử dụng và sản xuất vắc xin trong nước, đặc biệt là vắc xin phòng chống đại dịch…

Bài liên quan
Mark Zuckerberg: Chính quyền Biden gây sức ép lớn để Meta xóa nội dung tiêu cực về vắc xin
Mark Zuckerberg nói với Joe Rogan trong một podcast được công bố hôm 10.1 rằng Meta Platforms đã bị chính quyền Biden gây sức ép để xóa nội dung về tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
38 phút trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin