Khi đi đòi nợ thuê, nhân viên của doanh nghiệp phải mặc đồng phục do doanh nghiệp phát cho, đeo thẻ nhân viên, có giấy giới thiệu thì mới được làm việc với chủ nợ, khách nợ. 

Đi đòi nợ thuê phải... mặc đồng phục đòi nợ

Một Thế Giới | 05/08/2015, 06:00

Khi đi đòi nợ thuê, nhân viên của doanh nghiệp phải mặc đồng phục do doanh nghiệp phát cho, đeo thẻ nhân viên, có giấy giới thiệu thì mới được làm việc với chủ nợ, khách nợ. 

Doanh nghiệp cũng phải thông báo cho công an phường nơi đi đòi nợ biết trước khi đi đòi nợ thuê. Ngoài ra, phải báo cáo cả danh sách người đi đòi nợ, các phương tiện dùng trong việc đi đòi nợ và thông tin liên lạc trong doanh nghiệp.
Đây là nội dung chính của dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được Bộ Công an và Bộ Tài chính công bố. Văn bản này sẽ thay thế cho thông tư cũ đã ban hành từ năm 2007.
Chỉ công an mới có quyền kiểm tra hoạt động đòi nợ
Đáng chú ý, cơ quan công an sẽ thay Bộ Tài chính giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp, đã quá hạn thanh toán.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thuộc về cơ quan công an và UBND các tỉnh thành.
Theo đó, cơ quan công an có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê và việc chấp hành các quy định, điều kiện an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Công an được quyền kiểm tra các giấy tờ hợp lệ về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động.
Công an kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP, quy định của Chính phủ về an ninh, trật tự và tại thông tư nói trên; kiểm tra người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Sau khi kiểm tra, công an phải lập biên bản ghi rõ kết quả kiểm tra, có người đứng đầu hoặc đại diện cho cơ sở, người vi phạm (nếu có) ký tên.
“Chỉ cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh mới được phép kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định, điều kiện về kinh doanh dịch vụ đòi nợ của cơ sở kinh doanh”, dự thảo ghi rõ.
Những quy định bắt buộc với doanh nghiệp đòi nợ thuê
Bên cạnh đó, trách nhiệm và quyền hạn của các doanh nghiệp đòi nợ thuê cũng được quy định rõ ràng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ. Không cho thuê, mượn, chuyển nhượng hoặc sửa chữa giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Đặc biệt, khi thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh và người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan công an. Khi thực hiện hợp đồng đòi nợ thuê cũng phải thông báo bằng văn bản cho công an phường sở tại nơi thực hiện hợp đồng đòi nợ biết trước khi thực hiện…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải cung cấp cho cơ quan công an có thẩm quyền danh sách và thông tin có liên quan đến người làm trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
So với quy định hiện hành, Bộ Công an đã thay thế vai trò của Bộ Tài chính trong việc quản lý (kiểm tra, giám sát, xử phạt) hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Như vậy, các quy định mới của pháp luật cũng sẽ siết chặt hơn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê khi Bộ Công an tiếp nhận công việc này.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi đòi nợ thuê phải... mặc đồng phục đòi nợ