Lo sợ về nguy cơ lây lan của dịch Covid-19, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn thanh toán trực tuyến (online) thay vì tiền mặt, thâm chí là thẻ để tránh sự tiếp xúc thông thường. Thị trường ví điện tử, mua sắm trực tuyến vì thế có cơ hội bùng nổ.

Dịch Covid-19 khiến thanh toán trực tuyến được ưa chuộng hơn

24/02/2020, 21:52

Lo sợ về nguy cơ lây lan của dịch Covid-19, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn thanh toán trực tuyến (online) thay vì tiền mặt, thâm chí là thẻ để tránh sự tiếp xúc thông thường. Thị trường ví điện tử, mua sắm trực tuyến vì thế có cơ hội bùng nổ.

Ảnh minh họa từ Paykasa.com

Góp phần ngăn chặn "ổ bệnh"

Theo một nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ), trên mỗi tờ tiền (cash) có khoảng 3.000 vi khuẩn sinh sống, tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, Covid-19 có thể tồn tại ngoài vật chủ tới 9 ngày và bám trên các bề mặt của vật dụng.

Thông tin này dễ khiến người tiêu dùng ái ngại phương thức thanh toán bằng tiền mặt vì đó có thể là nguồn lây bệnh tiềm ẩn thông qua tiếp xúc, nhất là với thói quen sử dụng tiền mặt của khoảng 90% dân số ở Việt Nam hiện nay.

Để phòng ngừa những rủi ro dịch bệnh từ tiền mặt, hồi trung tuần tháng 2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiến hành khử trùng tiền mặt qua sử dụng bằng tia cực tím và lò sấy nhiệt độ cao đồng thời tích cực đưa tiền mới in vào lưu thông với 600 tỉ nhân dân tệ (CNY, khoảng 85,6 tỉ USD) tiền giấy mới đã được phân bổ trên khắp Trung Quốc. Thậm chí, nhiều địa phương như Quảng Châu đã quyết định tiêu hủy số tiền mặt thu về từ một số nơi mà họ cho là không an toàn.

Còn tại Việt Nam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, mặc dù chưa có đủ nguồn lực và phương tiện để tiến hành cách ly và khử trùng tiền mặt đã lưu thông nhưng khuyến nghị cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Vụ Thanh toán NHNN đang nghiên cứu cơ chế hướng dẫn bổ sung để sớm hoàn thiện hình thức thanh toán điện tử.

Mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử được dịp

Với nỗi sợ lây bệnh qua các hình thức thanh toán như tiền mặt, hay là thẻ… người tiêu dùng thời gian gần đây đã có xu hướng chuyển qua hình thức thanh toán nhờ công nghệ để hạn chế tiếp xúc như dùng thẻ contactless (không chạm) hay các các ví điện tử.

Chẳng hạn trả lời Bnews, chị Nguyễn Vy Anh (Long Biên, Hà Nội) cho biết, trước đây mỗi lần đi siêu thị, chị thường trả bằng tiền mặt hay thẻ visa nhưng cả tháng nay thì lại thường mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nhà. Nếu buộc phải đi mua sắm thì dùng ví điện tử.

Tương tự, chị Hoàng Linh (làm việc tại Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết đã chuyển sang sử dụng thanh toán điện tử thường xuyên hơn. “... vì hay đi chợ cóc, chợ tạm nên tôi chủ yếu sử dụng tiền mặt, nhưng với tình hình bệnh dịch hiện nay không thể đùa với sức khoẻ của bản thân và gia đình được...”, chị nói.

Còn anh Trương Tấn Hoàng (Quận 9, TP.HCM) cho hay vẫn hay chọn đồ trên mạng rồi dùng dịch vụ vận chuyển tận nhà một phần vì công việc bận rộn, một phần cũng vì không muốn đến những nơi đông người. Ở thời điểm bệnh dịch hiện nay, anh lại càng thấy lựa chọn thói quen này là đúng.

Doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ đang tăng

Để thấy rõ hơn xu hướng tiêu dùng nói trên, có thể lấy thông tin từ một số trang bán hàng trực tuyến của Mỹ.

Chẳng hạn theo RebatesMe.com, doanh số bán hàng của trang thường giảm 30% vào dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc. Nhưng doanh số của năm nay lại tăng do dịch Covid-19 và việc Chính phủ Trung Quốc kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán khiến người tiêu dùng phải ở nhà và không được phép đến văn phòng.

Trang này được lập ra để phục vụ khách hàng Trung Quốc, giúp họ có thể mua được những mặt hàng có chất lượng của Mỹ được chuyển qua các đại lý giao nhận mà không cần phải có giấy phép nhập khẩu vốn tốn kém.

Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, các khách hàng Trung Quốc mua trực tuyến không chỉ quần áo, túi xách và giày dép của các thương hiệu xa xỉ, mà còn mua các sản phẩm y tế và vitamin, đặc biệt là Vitamin C.

Một khảo sát khác do công ty thương mại điện tử Trung Quốc tên Suning.com thực hiện cho thấy, doanh số bán thuốc khử trùng Wewin tăng 2.561% và Dettol tăng 643% trong năm ngoái. Doanh số bán các hệ thống làm sạch không khí tăng 2.100% và găng tay dùng một lần tăng 674%, trong khi doanh số bán khẩu trang tăng mạnh đến mức có hiện tượng găm hàng.

Còn Marketwatch.com cho biết, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ với một bộ phận chuyên về khẩu trang và các sản phẩm an toàn là Honeywell đã chứng kiến nhu cầu tăng mạnh ở cả Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu.

A.T.T tổng hợp từ Bnews

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch Covid-19 khiến thanh toán trực tuyến được ưa chuộng hơn