Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành đều giảm; trong đó, giảm nhiều nhất ở các ngành: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (giảm 6,5%), dịch vụ lưu trú ăn uống (giảm 5,9%), vận tải kho bãi (giảm 4,9%). Bên cạnh đó, một số ngành có thu nhập tăng như thông tin truyền thông (tăng 1,7%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 3,3%).

Dịch COVID-19 khiến thu nhập hầu hết các ngành giảm nhưng y tế, truyền thông... tăng

Lam Thanh | 06/10/2020, 12:05

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành đều giảm; trong đó, giảm nhiều nhất ở các ngành: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (giảm 6,5%), dịch vụ lưu trú ăn uống (giảm 5,9%), vận tải kho bãi (giảm 4,9%). Bên cạnh đó, một số ngành có thu nhập tăng như thông tin truyền thông (tăng 1,7%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 3,3%).

Dịch COVID-19 khiến thất nghiệp gia tăng

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý 3 năm 2020 là 1,3 triệu người, giảm 81,4 nghìn người so với quý trước, tuy nhiên vẫn cao hơn 560,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 3/2020 là 2,79%, giảm 0,29 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 3,20%, cao hơn tỷ lệ này ở khu vực thành thị 1,20 điểm phần trăm.

Gần một nửa số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 3/2020 đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 49,3%, giảm 26,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,9%, tăng 17,6 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 24,8%, tăng 8,5 điểm phần trăm.

Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Đối với lao động trong độ tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý 3/2020 của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 3,20%; sơ cấp là 2,54%; trung cấp là 1,71%; cao đẳng là 1,59%; từ đại học trở lên là 1,15%.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 3/2020 là 5,5 triệu đồng, tăng 258 nghìn đồng so với quý trước và giảm 115 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần so với lao động nữ (tương ứng là 6,3 triệu đồng và 4,6 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 1,5 lần (tương ứng là 7,0 triệu đồng và 4,8 triệu đồng).

Thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành đều giảm; trong đó, giảm nhiều nhất ở các ngành: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (giảm 6,5%), dịch vụ lưu trú ăn uống (giảm 5,9%), vận tải kho bãi (giảm 4,9%). Bên cạnh đó, một số ngành có thu nhập tăng như thông tin truyền thông (tăng 1,7%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 3,3%).

Báo cáo chỉ ra lao động có thâm niên làm việc càng cao thì mức giảm thu nhập càng thấp. Điều này cho thấy, lao động mới tham gia thị trường lao động là nhóm dễ bị tổn thương hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động sâu rộng tới tình hình lao động việc làm.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 3/2020 là hơn 1,2 triệu người, giảm 63,0 nghìn người so với quý trước và tăng 148,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Đây là năm có tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý 3 cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Tỷ lệ này của nhóm lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 61,7%, cao hơn 23,2 điểm phần trăm so với nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật (38,5%). Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ dễ bị tổn thương hơn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Nhiều lao động chưa được khai thác hết tiềm năng

Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là tỷ số giữa lao động có nhu cầu làm việc nhưng không được đáp ứng đầy đủ công việc so với tổng lực lượng lao động có nhu cầu làm việc trong nền kinh tế.

Đây là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế - xã hội.

Kết quả Điều tra lao động việc làm hàng quý giai đoạn 2018-2019 cho thấy, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam dao động ở mức 4,0%.

Tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch COVID-19 xuất hiện tại nước ta từ tháng 1.2020, chiếm 4,6% vào quý 1/2020 và tăng lên mức 5,8% vào quý 2/2020. Bước sang quý 3/2020, khi các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm xuống còn 5,3%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với quý trước nhưng vẫn tăng hơn 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

33% DN được hỏi cho biết cắt giảm lao động

Dịch COVID-19 tác động mạnh tới hoạt động của các doanh nghiệp làm cho 33,4% doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động so với cùng kỳ năm trước là 36,4%.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhóm phải cắt giảm lao động nhiều nhất, với lao động bình quân 9 tháng giảm khoảng 10,0% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó, tỷ lệ cắt giảm lao động của nhóm doanh nghiệp lớn ở mức 4,5%.

Tính chung 9 tháng năm 2020, những ngành có số lao động sụt giảm đáng kể như: ngành vận tải hàng không và ngành du lịch giảm 30,4%; ngành dịch vụ lưu trú giảm 29,9%; ngành hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí giảm 17,4%; ngành ăn uống giảm 15,4%; ngành xây dựng giảm 14,1%.

Trong số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp được khảo sát tính đến thời điểm 10.9.2020, có 7,8% lao động bị giảm lương, 5,0% lao động giãn việc/nghỉ luân phiên và 2,4% lao động tạm nghỉ việc. Tỷ lệ lao động bị giảm lương trong các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải hàng không là cao nhất, 99,5%; ngành du lịch là 43,2%; ngành dịch vụ lưu trú là 27,8%.

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 66,6% doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giải pháp để ứng phó với tác động của dịch COVID-19. Trong đó, giải pháp đào tạo nâng cao trình độ người lao động đã được 25,8% doanh nghiệp lựa chọn áp dụng, cao thứ hai chỉ sau giải pháp tìm thị trường tiêu thụ mới (41,4%).

Ngoài ra, khi được hỏi về các kỳ vọng đối với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian tới, khoảng 10% doanh nghiệp cho rằng “hỗ trợ về đào tạo nghề cho người lao động chuyển nghề do thay đổi hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19” là một trong ba giải pháp mà Chính phủ cần ưu tiên triển khai nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Tính đến thời điểm khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát là 17,9%; trong đó, 4,0% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch COVID-19 khiến thu nhập hầu hết các ngành giảm nhưng y tế, truyền thông... tăng