Đài CNN chỉ ra một số chi tiết trong bài phát biểu ngày 3.5 của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng quan trọng không kém thông tin tăng lãi suất.

Điểm nhấn trong phát biểu mới nhất của Chủ tịch Fed

Cẩm Bình | 04/05/2023, 13:15

Đài CNN chỉ ra một số chi tiết trong bài phát biểu ngày 3.5 của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng quan trọng không kém thông tin tăng lãi suất.

Từ tháng 3 năm ngoái đến nay, Fed tăng lãi suất 10 lần. Lần thứ 10 chính là ngày 3.5 vừa qua với 0,25 điểm phần trăm tăng thêm.

Bức tranh toàn cảnh

Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, việc vay tiền sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Fed làm vậy vì muốn người dân Mỹ giảm chi tiêu. Do vay tiền đắt đỏ hơn nên người dân có xu hướng chi tiêu ít đi.

Chiến dịch tăng lãi suất Fed thực hiện khiến lãi suất vay tăng gấp đôi, đạt mức cao hơn 7% trong tháng 11 - khiến nhiều người mua nhà tiềm năng tạm hoãn kế hoạch, từ đó làm hạ giá nhà.

Mục đích chính của Fed là hạ nhiệt giá cả. Nhiều đợt tăng lãi suất giúp lạm phát từ 8,3% xuống còn 5%. Nhưng họ đang đứng trước điểm xoay chuyển.

Khi người dân giảm chi tiêu thì doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm theo. Vì kiếm được ít hơn nên doanh nghiệp không thể trả lương cho nhiều lao động - 1 trong số nguyên nhân gây nên làn sóng sa thải ngành công nghệ thời gian qua.

Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, cùng với giảm chi tiêu sẽ là số lao động thất nghiệp gia tăng. Nhưng nếu họ không tăng thì lạm phát có nguy cơ mất kiểm soát.

“Hạn chế vừa đủ”

Trong phát biểu mới nhất của Chủ tịch Powell, thông điệp chung là Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất khi nhóm họp tháng tới. Trong 6 tháng qua, Fed luôn dùng “hạn chế vừa đủ” trong các tuyên bố chính sách của mình. Tuy nhiên phát biểu mới nhất đã loại bỏ cụm từ này.

Chủ tịch Powell khi trả lời báo giới vẫn nhắc đến: “Từ đầu năm ngoái, chúng tôi đã tăng lãi suất tổng cộng 5 điểm phần trăm để duy trì chính sách hạn chế vừa đủ, đưa lạm phát về mức 2%”.

“Hạn chế vừa đủ” là lời kêu gọi người dân giảm chi tiêu góp phần hạ nhiệt lạm phát. Vì vậy việc cụm từ này biến mất khỏi tuyên bố chính sách cho thấy Fed nhận định hạn chế chi tiêu bằng cách tăng lãi suất không còn phù hợp nữa.

fed.jpg

“Siết chặt tín dụng”

Chủ tịch Powell nói với báo giới: “Trọng tâm đặc biệt với chúng tôi trong 6 - 7 tuần qua và trong tương lai sẽ là những gì đang xảy ra với siết chặt tín dụng.

Khi kinh tế thuận lợi thì ngân hàng cùng các tổ chức cho vay khác có nhiều tiền để cho vay. Nếu có thể cho nhiều người vay hơn và khách hàng trả nợ đúng hạn, họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Nhưng hiện tại ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn để có được số tiền họ cần để cho vay -một phần do Fed tăng lãi suất cũng như do sự sụp đổ của một số ngân hàng thời gian gầy đây. Do nhiều khách hàng rút tiền nên ngân hàng khu vực cùng ngân hàng quy mô tầm trung có ít tiền cho vay hơn, khiến họ phải chọn lọc đối tượng cấp khoản vay. Vậy là người muốn vay, thế chấp, làm thẻ tín dụng mới gặp khó khăn hơn.

“Làm dịu các điều kiện thị trường lao động”

Nói một cách đơn giản, Fed muốn giảm số lượng việc làm.

Khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch COVID-19, cơ hội việc làm tăng vọt nhưng không đủ lao động đáp ứng. Nhiều đơn vị tăng lương để tuyển được người, vì vậy người dân có nhiều tiền chi tiêu hơn. Và do người dân có nhiều tiền chi tiêu hơn nên doanh nghiệp tăng giá hàng hóa lẫn dịch vụ dẫn đến lạm phát.

Ý muốn của Fed sắp trở thành hiện thực. Báo cáo Cơ hội Việc làm và Thu nhập lao động mới nhất cho thấy cơ hội việc làm hiện ở mức thấp nhất trong 2 năm.

Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm nhấn trong phát biểu mới nhất của Chủ tịch Fed