“Karaoke di động gây ồn ào, phiền hà làng xóm đã thành dịch, người dân than phiền rất nhiều, nhưng xử lý tệ nạn này rất khó, bởi luật không cấm”, ông Hùng nói.

Điên đầu với ‘đại dịch’ karaoke di động

Hùng Anh | 18/03/2019, 10:35

“Karaoke di động gây ồn ào, phiền hà làng xóm đã thành dịch, người dân than phiền rất nhiều, nhưng xử lý tệ nạn này rất khó, bởi luật không cấm”, ông Hùng nói.

Bihài từ “đại dịch karaoke di động”

15 ngày sau khi xảy ra án mạng - xuất phát từ việc hát hò bằng karaoke di động, nhưng nhiều người dân ấp Phong Điền (xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà Mai, người dân trong ấp, nói: “Hằng ngày tui thấy họ rất thân thiết, buôn bán gần nhau, hay cà phê cà pháo, nhậu nhẹt. Vậy mà không ngờ họ lại chém nhau đến chết chỉ vì chuyện hát hò”.

Chiều 3.3, ông Huỳnh Văn Thanh (40 tuổi) mở tiệc nhậu tại nhà, có Võ Minh Huy (28 tuổi), Võ Minh Luân (30 tuổi), Hồ Phương Hòa (31 tuổi), Trần Đăng Khoa (31 tuổi). Trong lúc cả nhóm đang nhậu thì Dương Văn Lợi (41 tuổi, hàng xóm của ông Thanh) đến nhậu chung. Uống rượu được một lúc thì Lợi đi về nhà. Khoảng 18 giờ30, khi đã có hơi men, cao hứng nên nhóm của Huy đem thùng loa ra hát hò vang trời, âm thanh mở lớn hết cỡ.

Nghe mọi người hò hát, Lợi trở lại bàn nhậu và cùng tham gia cuộc vui. Gần 21 giờ, Lợi không nhậu tiếp mà bỏ về nhà nằm xem tivi. Do nhóm bạn nhậu của Huy tiếp tục ca hát với âm lượng rất lớn, át hẳn tiếng tivi nên Lợi khó chịu, bước ra yêu cầu nhóm bạn nhậu xoay loa hướng qua chỗ khác, điều chỉnh nhỏ âm thanh để giảm tiếng ồn.

Hiện trường vụ án mạng vì hát karaoke di động tại xã Lương Hòa (H.Giồng Trôm, Bến Tre) ngày 3.3 - Ảnh: Thanh Anh

Chẳng ngờ mấy ông bạn nhậu của Lợi không thèm xoay loa qua hướng khác và điều chỉnh nhỏ âm thanh mà còn lớn tiếng thách thức: “Có ngon thì qua đây” nên Lợi sôi máu, vào nhà xách dao ra, định qua xử mấy người bạn nhậu. Lúc đó vợ Lợi phát hiện nên kéo chồng vào nhà. Một lúc sau, thấy nhóm ăn nhậu vẫn ca hát ầm ầm nên Lợi ra sân, có lời lẽ thách thức đánh nhau, nên bị nhóm bạn nhậu dùng vỏ chai bia đuổi đánh.

Khi Lợi vào nhà đóng cửa cố thủ, cả nhóm bạn nhậu dùng vỏ chai bia, gạch đá ném tới tấp vào trong nhà. Trong lúc nhóm bạn nhậu đang say máu đập phá, Lợi âm thầm xách dao lòn ra cửa sau xông vào đâm chém tới tấp, làm Luân và Huy bị thương. Dù bị bất ngờ nhưng Luân vẫn kịp khống chế Lợi, tước con dao và chém Lợi bất tỉnh, vợ con Lợi ra can ngăn cũng bị nhóm ăn nhậu hành hung gây thương tích.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định Huy bị vết thương dài 8cm do dao đâm xuyên thấu vùng ngực phải nên tử vong; còn Lợi bị vết thương trên đỉnh đầu dài 3cm, vết thương cánh tay trái dài 1cm, vết thương cẳng tay phải dài 1cm, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Ngay sau đó Lợi bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giam về tội giết người.

Trước đó ở xã Tam Bình (H.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mộtnhóm người ăn nhậu, hát hò cũng suýt gây ra án mạng. Hôm đó L. và H., 2 nhân viên ở 1 cơ quan đóng tại TP.Mỹ Tho về Tam Bình dự đám giỗ. Nhậu “cườm cườm”, cả haira về, trên đường đi thì nhìn thấy mấy thanh niên nông thôn bày tiệc ăn nhậu, hát hò vui vẻ bằng thùng loa di động.

Đang có hơi men và nhậu chưa đủ đô nên L. và H. bàn nhau xin vào “nhậu ké, hát ké” cho vui. Cả haichở nhau đến tiệm tạp hóa gần đó mua 10 lon bia rồi quay lại làm quen với những người trong tiệc nhậu, xin được góp vui. Dân nông thôn hào sảng nên những thanh niên đang nhậu nhiệt tình mời L. và H. cùng tham gia.

Chẳng ngờ sau đó L. và H. giành luôn micro hát liên hồi, khi chủ nhà đề nghị nhường micro cho người khác hát thì họkhông đồng ý, còn lớn tiếng cự nự. Tức mình, nhóm thanh niên nông thôn nổi điên, xông vào “tẩn” cho L. và H. mộttrận nhừ tử, có người còn chạy vào nhà xách dao ra đòi xử luôn 2 tay bạn nhậu lạ mặt. Rất may là người dân xung quanh nghe tiếng huyên náo đã đến can ngăn kịp thời nên án mạng không xảy ra.

Cơ quan hữu trách cũng… bó tay

Ông Năm Cường, người dân xã Đông Hòa Hiệp (H.Cái Bè, Tiền Giang), cho biết thời gian gần đây “karaoke bằng thùng loa di động” đã trở thành tệnạn tra tấn người dân. “Cứ nhậu vô là mở máy hát hò ầm ầm, cưới hỏi, tân gia, thôi nôi, đầy tháng, đám tiệc gì cũng hát, thậm chí lúc vui mở loa hát, buồn mở máy hát, không vui không buồn cũng hát từ sáng đến đêm.

Họ hát hò là quyền của họ, nhưng phải chi họ mở âm thanh vừa đủ nghe để đừng làm phiền bà con lối xóm thì chẳng có chuyện gì. Đàng này họ mở âm thanh lớn hết cỡ như tra tấn mọi người, khi góp ý thì họ chửi thề, nói: “Nhà tao tao hát, tao đâu có hát trong nhà mày”, vậy là đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt để xóm giềng khỏi xích mích”, ông Cường than vãn.

Ông Nguyễn Hùng, cán bộ ngành văn hóa ở TP.Mỹ Tho, thừa nhận những năm gần đây chuyện hát hò bằng thùng loa karaoke di động đang trở thành “đại dịch”, lan khắp thành thị đến nông thôn, bị người dân than phiền rất nhiều vì người hát mở âm thanh hết công suất, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của những người xung quanh.

“Từ năm 2016 UBND tỉnh Tiền Giang và các địa phương trong tỉnh đã có quyết định thành lập đội kiểm tra liên ngành văn hóa, thể thao, du lịch, môi trường và an ninh trật tự để xử lý tình trạngtiếng ồn từ loại hình karaoke di động, trang bị máy đo tiếng ồn, nhưng xử lý chuyện này rất khó, chủ yếu chỉ là nhắc nhở. Bây giờ chỉ cần vài triệu đồng là mua được cái thùng loa di động, kết nối với điện thoại thông minh là hát hò thoải mái tại nhà, khỏi ra quán karaoke chi cho tốn kém”, ông Hùng cho biết.

Hát hò bằng karaoke di động - Ảnh: Thanh Anh

UBND TP.Mỹ Tho đã trang bị máy đo tiếng ồn cho 17 xã phường, nhưng đại dịch “karaoke di động” hằng ngày vẫn tra tấn người dân mà chưa có cách gì xử lý được. Theo ông Lê Văn Dũng, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Tiền Giang, hiện nay toàn tỉnh có hơn 2.200 điểm kinh doanh cho thuê giàn karaoke lưu động, còn số hộ dân tự trang bị thùng loa karaoke di động để ca hát thì… không thống kê được.

“Từ tháng 10.2016 đến nay đội kiểm tra liên ngành đã kiểm tra hơn 960 vụ, nhắc nhở hơn 660 vụ, chuyển hồ sơ sang Thanh tra Sở TN-MT xử phạt 140 trường hợp với số tiền trên 363 triệu đồng đối với những điểm kinh doanh sai quy định, còn hộ gia đình gây ồn ào thì… chủ yếu là nhắc nhở họ đừng mở âm thanh quá lớn, đừng hát quá giờ quy định”, ông Dũng cho biết.

Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Bến Tre, việc xử lý vi phạm đối với loại hình karaoke di động rất khó khăn, bởi liên quan đến trách nhiệm của 3 cơ quan là Sở VH-TT-DL, Sở TN-MT, Cảnh sát Môi trường. Ngành văn hóa chỉ quản lý việc đăng ký kinh doanh và hoạt động của loại hình karaoke di động, trong khi chuyện đo tiếng ồn và xử phạt lại thuộc trách nhiệm của Sở TN-MT cùng Cảnh sát Môi trường.

Trong khi đó Sở TN-MT Bến Tre cho biết việc xử lý vi phạm tiếng ồn của loại hình karaoke di động không dễ, bởi lẽ nếu ca hát gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuậttrên 40 decibel thì sẽ bị phạt từ 140 - 160 triệu đồng, nên khi lực lượng kiểm tra mang máy đo tiếng ồn đến thì người dân giảm âm thanh, đoàn kiểm tra rời đi thì họ… lại mở nhạc ầm ầm.

Theo mộtcán bộ ngành văn hóa thông tin Bến Tre, cho đến nay giải pháp được xem hiệu quả nhất để tệnạn karaoke di động bớt gây phiền hà cho người dân vẫn là… vận động, thuyết phục, thậm chí năn nỉ người hát giảm âm thanh, không quay loa vào nhà hàng xóm. “Nhưng vận động, thuyết phục người dân lúc họ bình tĩnh thì dễ, còn gặp tình trạng mấy ông nhậu đang say sưa hò hát thì hầu như không thể nói lý lẽ với họ, thậm chí có người còn… đòi hành hung lực lượng kiểm tra vì dám làm… gián đoạn cuộc vui của họ”, vị cán bộ nói.

Thanh Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điên đầu với ‘đại dịch’ karaoke di động