"Ba má tôi quanh năm làm ruộng, nuôi năm đứa con. Đời cực khổ, ba má tôi đặt hết niềm tin đổi đời vào tôi, đứa con trai duy nhất trong nhà. Ngày tôi lên Sài Gòn, móng tay, móng chân còn dính phèn vàng ố, bạn bè thấy quê mùa quá, kêu chà rửa cho trắng trẻo" - Ngọc Thảo thật thà kể.

Diễn viên Ngọc Thảo: 'Tôi từng đi mượn bạn bè giày, đồng hồ để bằng người ta'

Lê Ngọc Dương Cầm | 16/09/2016, 06:00

"Ba má tôi quanh năm làm ruộng, nuôi năm đứa con. Đời cực khổ, ba má tôi đặt hết niềm tin đổi đời vào tôi, đứa con trai duy nhất trong nhà. Ngày tôi lên Sài Gòn, móng tay, móng chân còn dính phèn vàng ố, bạn bè thấy quê mùa quá, kêu chà rửa cho trắng trẻo" - Ngọc Thảo thật thà kể.

Xuất thân từ một miền quê bình lặng ởKiên Giang, quanh năm Thảo cònglưng trên ruộng đồng cùng ba má, chị hai và 3người em gái.Đêm đêm trong căn nhà lá, 5chị em Thảongồitrên bộ ván ngựa bóng lưỡng,túm tụm học bài bên ngọn đèn dầu lù mù, bên ngoài nỉ non tiếng ếch nhái, ễnh ương... Sau này câu nhờ được điện nhà hàng xóm, cả nhà mới biết được ánh đèn điện.

Theo lời Ngọc Thảo kể, lúcanh mới chập chững, không ai trông giữ, ba má đi cấy lúa, thườngđể anhnằm trên chiếc xuồng ba lá,đậu dưới tán tre mát rượi. Nhiều lúc sơ sẩy, Thảo bò ra mép xuồng,rơi ùmxuống kênh, ba má nắm giò kéo lên nhưng cậu bé lì lợm không khóc...

Anh bộc bạch: "Chất nông dân ngấm vô con người tôi từ nhỏxíu như vậy đó. Khitôi lên Sài Gòn, móng tay, móng chân còn dính phèn vàng ố. Mấy thằng bạn cùng phòng thấy quê mùaquá, kêu tôi chà rửacho trắng trẻo. Có lúc tôi nghĩ mình không theo nổi nghềdiễn viênvì không đủ sức đèo bồng với một nghề hào nhoáng và phức tạp".

"Tôi và Thành Được là hai đứa lù khù nhất, đám đông còn không dám ngó.Nhiều người nói hai đứa nhát hít, không biết làm sao theo nghề diễn viên được",Ngọc Thảo nói -Ảnh: Dương Cầm

Anh chàng cười hiền, nhớ lại:"Ngày tôi thi vào Trường sân khấu điện ảnh, phải chạy kiếm thằng bạn mượn đôi giày thể thao. Thấy tay trống trơn, lại chạy đi mượn thằng bạn khác cái đồng hồ. Tôi muốn mình phải khác một chút.Học ở trường sân khấu, tôi và Thành Được là hai đứa lù khù nhất, đám đông còn không dám ngó.Nhiều người nói hai đứa nhát hít, không biết làm sao theo nghề diễn viên được".

Trong ký ức Thảo cònin đậm những ngàylà sinh viên nghèo khó, làm đủ thứ nghề lặt vặt để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Thảo thương ba, thương máđã vất vả, chắt mót từng đồng nuôi mình ăn học...

"Mỗi lần tôi về quê, đứng bên này sôngđã thấy bóng dáng ba má bên kia sông quýnh quáng mừng rỡ. Ba má lục tục bơi nhanh xuồng qua rước. Mừng đó nhưng lo đó, đến ngày tôi quay lại Sài Gòn là phải xúc lúa trong bồ ra bán. Thương ông bà già lắm",Ngọc Thảo xúc động.

Học khoa diễn viên đến năm thứ 2, Ngọc Thảo gặp may mắn. Đạo diễn Đinh Đức Liêm vào Trường sân khấu điện ảnh tìm diễn viên cho bộ phim Người đàn bà yếu đuối.Gặp Ngọc Thảo, đạo diễn Đinh Đức Liêm nói: "Mày có gương mặt hiền, rất ngu ngơ, tao khoái rồi đó. Thôi cho số điện thoạiđi, tao sẽ gọi".

Sau đó, trợ lý đạo diễn vào trường tìm Thảo. Gặp Thảo, trợ lý đạo diễn hỏi: "Cậu phải là Ngọc Thảo không?", anh chàng thẳng thắntrả lời: "Tôi là Thanh Thảo, nếu anh tìm Ngọc Thảo thì qua lớp kế bên". Anh trợ lý ngần ngừ: "Thôi Thanh Thảo hay Ngọc Thảo gì cũng được, miễn đúng là cậu. Cậu đọc kỹ kịch bản, chuẩn bị tuần sau đi quay".

"Để kỷ niệm cho vai diễn đầu tiên, tôi lấy luôn nghệ danh là Ngọc Thảothay vì tên lấy tên thật là Thanh Thảo. Đạo diễn Đinh Đức Liêm cũng thích nghệ danh này",Ngọc Thảo nói.

Ngày đi quay ở Bến Tre, Thảo phải vay mượn bạn bè tiền. Cùng là sinh viên, không ai có tiền nhiều để cho Thảo mượn, mỗi người chỉ góp được 5 - 7 ngàn đồng, tổng cộng được 65 ngàn đồngcho Thảo dằn túi.Nôn nao chạy xe máy xuống Bến Tre, cậu sinh viên nghèo mới biết là còn 2 ngày nữa mới tới cảnh quay của mình. Tiền mang theo không nhiều, dù xài gói ghém, tằn tiện nhưng vẫn không sao đủ...

Ngọc Thảo với vai diễn đầu tiên trong phim "Người đàn bà yếu đuối" của đạo diễn Đinh Đức Liêm. Ảnh: NVCC

Và Thảo đã bê nguyêntính cách chân chất miền Tây sông nước của mình lên màn ảnh trong vai diễn đầu tiên. Gương mặt hiền lành của Thảo rất hợp với vai Sáng, một anh chàng lơ xe đò thật thà. Anhđược khán giả chú ý, yêu mến ngay lập tức.

Sau đó, anh chàng được đạo diễn Long Vân tin tưởng giao cho vai bộ đội trong bộ phim nhựa mang tên Giải phóng Sài Gòn. Xong phim này, một lần nữa đạo diễn Đinh Đức Liêm lại mời Thảo vào vai nam chính bộ phim Cỏ dại...

"Có chút tiền cát sê, tôi gửi về nhà cho ba má mua cái tivi màu, thay cho cái tivi trắng đencũ mèmmỗi lầnhát cứ rọt rẹt. Mua thêm cái tủ thờ, cái tủ lạnh cho ba má. Khi ba má đầy đủ, tôi mới lo cho bản thân, mua đất cất nhà",Ngọc Thảo nói.

Trời phú cho một gương mặt hiền lành, nụ cười đôn hậu nên các đạo diễn thường xuyên tin tưởng"phó thác" cho Ngọc Thảo những vai diễn chính diện như: "thanh niên nghiêm túc", công an, bộ đội, nông dân... Thảo khoevừa rồi nhờ bỏ ra... 150 ngàn đồngthay đổi kiểu tóc, liềncó đạo diễn mời anh vào một vai phản diện rất hay.

Bây giờ đã trở thành một diễn viên được công chúng yêu mến, Thảo vẫn không quên những ngày làm mẫu chụp ảnh, chỉ được 600 ngàn, trong khi một ngôi sao cũng làm những động tác "y chang", cười "y chang" nhưng có cát sê gấp 10 lần như vậy. Hay những lúcđi đóng vai quần chúng, quần quật từ sáng đến tối chỉ được 45 ngàn...

Gương mặt hiền lành của Ngọc Thảo được nhiều đạo diễn tin cậy giao cho anh những vai công an, bộ đội, nông dân. Ảnh: NVCC

"Theo nghề diễn viên, tôi biết là phải sống ảo nhưng biết điều chỉnh và cân đối. Sống càng ảo thì càng mệt cho mình thôi, chẳng ích lợi gì. Ngày xưa đi diễn vai quần chúng, suốt ngày chỉ được vài chục ngàn, tôi dám mặc cái áo tiền triệu. Còn bây giờ, đóng một phim có thể được trả vài trăm triệu nhưng tôi không dám vung tay quá trán",Ngọc Thảo chia sẻ.

Rất có trách nhiệm với nghề diễn viên mà mình theo đuổi, Ngọc Thảo nói: "Đừng làm mất công khán giả bằng những vai diễn kém. Mỗi ngày ai cũng có trăm công ngàn việc, người ta chịu bỏ thời gian ngồi trước màn hình xem mìnhdiễn là quý lắm. Do đó, người diễn viên phải diễn sao cho tốt, chứ không phải diễn để lấy tiền cát sê là xong".

Dương Cầm
Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diễn viên Ngọc Thảo: 'Tôi từng đi mượn bạn bè giày, đồng hồ để bằng người ta'