Nếu muốn chinh phục mục tiêu dự World Cup 2026 hay 2030 thì chúng ta phải dự những sân chơi như người Thái Lan chuẩn bị tham gia.

Điều LĐBĐ Việt Nam cần học người Thái để mơ World Cup 2026!

Đặng Hoàng | 16/01/2023, 09:28

Nếu muốn chinh phục mục tiêu dự World Cup 2026 hay 2030 thì chúng ta phải dự những sân chơi như người Thái Lan chuẩn bị tham gia.

Vào tối nay, trận chung kết lượt về AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ diễn ra trên sân Thammasat. Trận đấu sẽ có khách mời đặc biệt dự khán là Chủ tịch FIFA Gianni Infantino. Nhiều người Việt Nam cũng vui mừng với thông tin này vì giải đấu trong khu vực đã được thế giới chú ý, hay trọng tài trên sân sẽ phải bắt vô cùng công tâm trước mặt Chủ tịch FIFA. Nhưng người Thái Lan có lẽ còn vui hơn khi được đón tiếp Chủ tịch FIFA trong một trận chung kết trên sân nhà.

Việc ông Infantino có mặt ở trận lượt về không có gì đáng để chúng ta phàn nàn vì lượt về mới có phần trao cúp là điểm nhấn truyền thông. Hơn nữa, với tình trạng mặt sân Mỹ Đình chưa được xanh, chưa được đẹp, thì việc đón ông Infantino ghé thăm thời điểm này thật sự là chưa nên.

Vì rằng với một sân vận động quốc gia như thế vào năm 2023, thì rõ ràng hình ảnh, thương hiệu bóng đá Việt Nam, năng lực quản lý cơ sở vật chất của người Việt Nam… sẽ không mấy tốt đẹp đối với Chủ tịch FIFA. Đáng nói hơn nữa, những người làm bóng đá Việt Nam lại chậm hơn láng giềng khi tuyển Thái Lan nhanh chân được dự một sân chơi lớn sau giải AFF Cup này.

LĐBĐ Thái Lan đã nhận được lời mời tham dự giải vô địch Tây Á 2023 (WAFF Championship) từ LĐBĐ Tây Á. Giải đấu dự kiến tổ chức vào tháng 3 với sự tham gia của 11 đội tuyển là UAE, Jordan, Lebanon, Palestine, Iraq, Syria, Ả Rập Saudi, Yemen, Bahrain, Kuwait, Oman và một đội khách mời là tuyển Thái Lan từ khu vực Đông Nam Á.

Ông Khalil Al-Salem, Tổng thư ký của LĐBĐ Tây Á, hoan nghênh sự tham gia của đội tuyển quốc gia Thái Lan trong giải đấu được mô tả là một trong những giải đấu khu vực lớn nhất ở lục địa châu Á và là một trong những giải đấu lịch sử quan trọng nhất đối với LĐBĐ Tây Á.

Ông Al-Salem nhấn mạnh rằng lời mời đội tuyển quốc gia Thái Lan nằm trong khuôn khổ chính sách cởi mở của LĐBĐ Tây Á với tất cả các hiệp hội ở châu Á, đồng thời củng cố các khái niệm về hợp tác chung và hỗ trợ lẫn nhau.

Trong khi đó, Tổng thư ký LĐBĐ Thái Lan (FAT), Patit Supapong chia sẻ: "Việc chúng tôi khao khát tham dự giải đấu này giống như việc Nhật Bản muốn tham dự giải Euro của châu Âu vậy".

Thực ra giải này vốn có 12 đội Tây Á thi đấu nhưng do Qatar bỏ cuộc nên người Tây Á lập tức mời Thái Lan thay thế. Hơi tiếc vì nếu chúng ta nhanh nhạy thông tin thì có thể chủ động chớp cơ hội dự giải này.

Nếu đưa lên bàn cân đồng thời, bóng đá Việt Nam và Thái Lan ngang ngửa nhau. Thậm chí, trong những năm qua, bóng đá Việt Nam khiến các đội ở Tây Á ấn tượng hơn thông qua thành tích từ giải U.21 châu Á, Asian Cup, Asian Games đến vòng loại châu Á. Bản thân thứ hạng của tuyển Việt Nam giờ cũng vượt trên Thái Lan khá xa. Đặc biệt, các đài truyền hình của Việt Nam cũng chịu chi tiền mua bản quyền truyền hình phát sóng các giải đấu không thua kém các nước trong khu vực.

Nhưng dù sao thì LĐBĐ Tây Á cũng đã mời Thái Lan rồi. Điều cần rút kinh nghiệm là LĐBĐ Việt Nam cần nhanh nhạy thông tin, chủ động trong việc hợp tác để sẵn sàng chớp thời cơ: có thể là các giải ở Tây Á lần sau, hay giải Nam Á, Đông Á, Trung Á...

Nếu muốn chinh phục mục tiêu dự World Cup 2026 hay 2030 thì chúng ta phải dự những sân chơi như vậy. Thử nhìn lại từ giờ cho tới vòng loại World Cup 2026, chúng ta có bao nhiêu sân chơi chất lượng để rèn luyện đội hình ngoài AFF Cup bị coi là… vùng trũng!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều LĐBĐ Việt Nam cần học người Thái để mơ World Cup 2026!