Sáng 21.5, bác sĩ CK.II Nguyễn Văn Bi - Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) - cho biết vừa điều trị thành công cho bệnh nhân vỡ lách độ 3 đang chảy máu trong ổ bụng bằng phương pháp nút mạch, không cần phẫu thuật.

Điều trị vỡ lách không cần phẫu thuật

Phạm Phong | 21/05/2019, 14:55

Sáng 21.5, bác sĩ CK.II Nguyễn Văn Bi - Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) - cho biết vừa điều trị thành công cho bệnh nhân vỡ lách độ 3 đang chảy máu trong ổ bụng bằng phương pháp nút mạch, không cần phẫu thuật.

Bệnh nhân là Lê Minh K., 35 tuổi, ngụ xã Tân Tiến, H.Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, bị tai nạn giao thông bất tỉnh. Bệnh nhân nhập viện lúc 15 giờ 30 ngày 15.5 với chẩn đoán vỡ lách - gãy xương đòn - gãy đa xương sườn. Bệnh nhân được chỉ định điều trị vỡ lách bằng phương pháp bảo tồn và theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng mỗi ngày.

Đến rạng sáng 20.5, bệnh nhân tỉnh, niêm nhợt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp thấp. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và hội chẩn khẩn. Sau khi thăm khám, thử máu, siêu âm, chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán anh K. bị vỡ lách độ 3. Các bác sĩ hội chẩn quyết định điều trị bằng phương pháp “nút nhánh động mạch lách đang chảy máu’’.

Đây là phương pháp điều trị nội mạch dưới máy chụp mạch kỹ thuật số hóa xóanền (DSA). Êkíp y bác sĩ đã luồn ống thông nhỏ từ động mạch đùi thông qua động mạch chậu vào động mạch chủ và đến động mạch lách. Sau đó, bác sĩ bơm thuốc cản quang nhằm xác định vị trí động mạch lách bị vỡ, và tiếp tục luồn 1 ống siêu nhỏ vào động mạch đang chảy máu và bơm keo vá chỗ thủng, giúp cầm máu và gắn liền nhu mô lách. Mọi việc thành công sau 30 phút.

Sáng 21.5, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, bớt đau bụng. Chụp kiểm tra CT thấy thoát mạch do giả phình động mạch lách đã được tắc hoàn toàn. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Ngoại tổng hợp.

Theo bác sĩ CK.II Nguyễn Văn Bi, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, trước đây những bệnh nhân chấn thương lách độ 3, chảy máu ổ bụng thường phải phẫu thuật khâu cầm máu hoặc cắt lách để cầm máu, bệnh nhân phải chịu cuộc gây mê, chịu cuộc phẫu thuật lớn, thời gian phục hồi kéo dài.

Hiện nay, với phương pháp điều trị nội mạch này, bệnh nhân chỉ gây tê tại chỗ, thời gian thủ thuật ngắn, rất ít đau, thời gian phục hồi nhanh và không để lại vết mổ trên thành bụng. Ưu điểm lớn của phương pháp này là giữ lại được lá lách cho người bệnh.

Phong Phạm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
36 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều trị vỡ lách không cần phẫu thuật