Kết quả khảo sát này được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong buổi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam chiều 2.12. Bà Victoria Kwakwa -Giám đốc WB Việt Nam phải thốt lên: “Kết quả này khiến cho chúng tôi cũng giật mình!”.

DN đưa hối lộ thường có kết quả kinh doanh yếu kém

03/12/2013, 06:00

Kết quả khảo sát này được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong buổi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam chiều 2.12. Bà Victoria Kwakwa -Giám đốc WB Việt Nam phải thốt lên: “Kết quả này khiến cho chúng tôi cũng giật mình!”.

Báo cáo thường kỳ 1 năm 2 lần do WB công bố lần này ngoài hai nội dung chính là môi trường kinh tế thế giới và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, còn có thêm 3 chủ đề cụ thể: Thuận lợi hóa thương mại, cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế; tham nhũng và tăng trưởng kinh tế; nghèo đói và bất bình đẳng.

Báo cáo đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn gặp phải nhiều trở ngại. Về ngắn hạn, niềm tin của khu vực tư nhân bị suy giảm, dư địa của chính sách tài khóa bị thu hẹp. Về dài hạn, nhìn nhận vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng còn có nhiều trở ngại, sức cạnh tranh và năng suất lao động giảm sút, nguồn cung về các kỹ năng kỹ thuật định hướng thị trường hạn chế.

Trong 3 chủ đề cụ thể được WB nghiên cứu khảo sát và đưa ra, mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế có kết quả khiến cho những người tổ chức điều tra cũng cảm thấy “giật mình”.

Báo cáo đánh giá, tham nhũng ở Việt Nam từ lâu vẫn được coi là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo một điều tra gần đây nhất của WB phối hợp với Thanh tra Chính phủ cho thấy: “Doanh nghiệp có đưa hối lộ lại có kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém hơn so với các doanh nghiệp không đưa hối lộ”.
Theo bà Vitorira Kwakwa, mục đích của việc đưa hối lộ là để "bôi trơn", giúp cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn, thế nên đây là một kết quả “đáng giật mình” mà ngay chính bà cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Điều này cho thấy, sự yếu kém trong điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, dù có hối lộ, “bôi trơn” cũng không cứu vãn được. Dù vậy, WB vẫn khuyến cáo Việt Nam cần cải cách hành chính và minh bạch hơn nữa nếu muốn nền kinh tế phát triển bền vững và lành mạnh.

Một kết quả điều tra đáng chú ý khác cũng được WB đưa ra, 90% dân số có mức thu nhập thấp trong xã hội lại tăng tiêu dùng và thu nhập, trong khi đó 10% còn lại giảm. Tương tự, tiêu dùng và thu nhập ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng trong khi ở thành thị lại có xu hướng giảm xuống.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong bản Hiến pháp sửa đổi mới được thông qua sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế, bà Victoria Kwakwa cho biết: “Từ năm 2005 đến năm 2012, tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng lên, mặc cho Hiến pháp quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Bà Kwakwa lưu ý, xu hướng bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cho cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác vẫn tiếp tục dù có muốn hay không, tuy “tốc độ cải cách có chậm hơn”.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương tại Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN đưa hối lộ thường có kết quả kinh doanh yếu kém