Kinh tế toàn cầu trong năm 2022 được điều chỉnh giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Tuy nhiên, các định chế tài chính lớn vẫn đưa ra các dự báo lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam.
Chủ tịch nước mong muốn Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ cả 3 khâu đột phá quan trọng của Việt Nam, nhất là những hạ tầng quan trọng có khả năng giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cất cánh trong thời gian tới.
Cho rằng rủi ro tài khóa mà Việt Nam phải đối mặt do thiên tai là rất lớn, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng một trong những ưu tiên của Việt Nam là chuyển từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang “kinh tế xanh và bền vững”.
Sau COVID-19, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng mặc dù triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực, nhưng Chính phủ cần giải quyết các rủi ro tăng cao về xã hội, tài chính và tài khóa.
Ông Zafer Mustafaeglu, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng quy mô thị trường của Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm thị trường cận biên. Việt Nam giống như võ sĩ hạng trung nhưng vẫn đang tham gia thi đấu trong nhóm hạng nhẹ.
Theo WB, giá tiêu dùng và giá sản xuất tăng đã đặt ra yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước bởi lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế.
Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp phần làm tăng chi phí giao thông, và do đó, làm tăng giá tiêu dùng
“Tôi tin rằng các hành động chính sách nhận được hỗ trợ sẽ không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi ngắn hạn sau cuộc khủng hoảng COVID-19 mà còn mang lại lợi ích về lâu dài cho Việt Nam”, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk nói.
Ngân hàng thế giới cho rằng trong thời gian tới cần hỗ trợ thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân để giúp khôi phục kinh tế và đóng góp cho tăng trưởng. Hướng đi cần thiết là hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Theo WB, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7% từ năm 2022 trở đi.
Bức tranh kinh tế vĩ mô tháng 5 do WB công bố cho hay có một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế sẽ chậm lại nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn.