Nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý ở sân bay Đà Nẵng đang 'sống dở chết dở' khi Bộ Quốc phòng vừa yêu cầu chấm dứt hợp đồng và yêu cầu di dời tài sản để thu hồi đất trong thời gian gấp gáp.

DN khóc nức nở khi bị thu hồi gấp đất tại sân bay Đà Nẵng

Lê Đình Dũng | 27/09/2017, 18:30

Nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý ở sân bay Đà Nẵng đang 'sống dở chết dở' khi Bộ Quốc phòng vừa yêu cầu chấm dứt hợp đồng và yêu cầu di dời tài sản để thu hồi đất trong thời gian gấp gáp.

Thu hồi đất, khôi phục tường rào vành đai sân bay

Mới đây, thực hiệný kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Sư đoàn 372 đã chấm dứt hợp đồng với các đối tác sử dụng đất quốc phòng sân bay Đà Nẵng.

Cuộc họp bàn kế hoạch chấm dứt hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp của Sư đoàn 372

Tuy nhiên, theo thông báo từ phía Sư đoàn 372, thì chỉ trong 10 ngày, từ ngày 29.9 đến ngày 6.10.2017 các doanh nghiệp phải tiến hành tháo dỡ, di dời tài sản để sau đóphía quân đội sẽ nhận bàn giao đất quốc phòng và tổ chức xây dựng tường rào vành đai sân bay.

Quá gấp gáp

Sáng 27.9, tại cuộc họp giữa Sư đoàn 372 và các cơ quan chức năng tại địa phương, các doanh nghiệp đang ký hợp đồng, nhiều đơn vị đều cho rằng thời gian triển khai như vậy là không ổn.

Đại diện Công ty Đà Nẵng miền Trung cho biết: “Quyết định thuê năm 2011 nhưng đến cuối năm 2013 mới được giao đất. Quyết định bàn giao 49 năm, giờ thu hồi mất mát rất lớn do đầu tư nhiều”.

Còn ông Nguyễn Trọng Khải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Chuyển giao công nghệ K&H, cho biết công ty thuê 2.880m2đất khu vực vành đai sân bay Đà Nẵng của Sư đoàn 372 với thời gian hợp đồng đến ngày 30.6.2018.

Ông Khải khóc nức nở khi nói về khó khăn của công ty do việc thu hồi đất và chấm dứt hợp đồng quá gấp gáp

“Chúng tôi nhận được thông báo là Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi lại đất đã cho thuê với thời gian khá gấp rút. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc thu hồi đất quốc phòng nhưng hãy cho chúng tôi thêm thời gian để có thể tìm địa điểm mới, di dời nhà xưởng và máy móc. Chứ buộc phải di dời ngay trong tháng 10 chúng tôi không biết sẽ đi đâu về đâu”, ông Khải nói.

Lãnh đạo các phường như An Khê, Hòa Thuận Tây đều cho rằng lệnh đưa ra thì doanh nghiệp phải chấp hành nhưng làm việc phải có lộ trình. Khi thực hiện thì làm đúng phương án đã được phê duyệt và thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính. Nhưng giờ chấm dứt có 10 ngày làm sao di dời nổi.

Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Văn Định, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372 cho rằng lệnh vẫn là lệnh và đề nghị các doanh nghiệp tiến hành theo kế hoạch, các ngành chức năng địa phương hỗ trợ xử lý.

Clip ông Nguyễn Trọng Khải khóc nức nở khi nói về sự việc:

Cũng sáng nay, các doanh nghiệp đang thuê đất như: Công ty TNHH TM&CGCN K&H, Doanh nghiệp Lương Thị Ngân, Công ty CP XDCT 512, Doanh nghiệp tư nhân Thủy Thành, Công ty CP TM&DV Đà Nẵng miền Trung… đã làm đơn cứu xét việc thu hồi đất gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lãnh đạo những doanh nghiệp này ‘đề nghị Thủ tướng xem xét tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chúng tôi được tiếp tục sử dụng đất trống quốc phòng mà chúng tôi đang hợp tác để sản xuất kinh doanh, bởi việc thu hồi đất quá đột xuất sẽ làm ảnh hưởng, gây xáo trộn, khó khăn cho doanh nghiệp vì phần lớn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, thiết bị là vốn vay’.

“Nếu việc thu hồi đất được thực thi thì các doanh nghiệp sẽ gặp quá nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nợ đọng, lâm vào tình trạng phá sản, đẩy hàng nghìn người lao động vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm”.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN khóc nức nở khi bị thu hồi gấp đất tại sân bay Đà Nẵng