Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong việc phải có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung.

DN xuất khẩu thủy sản muốn Chính phủ can thiệp để Formosa đền vụ cá chết

Trí Lâm | 25/08/2016, 15:47

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong việc phải có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung.

Theo VASEP, từ tháng 4.2016, sự cố ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đã ảnh hưởng rất lớn và gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt kinh tế của 4 tỉnh miền Trung. Đồng thờiảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản của ngư dân, doanh nghiệp nói riêng và đến các sức ép ngày càng lớn từ thị trường nhập khẩu nói chung.

Hiệp hội này cho hay, sự cố ô nhiễm môi trường đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ đến đời sống việc làm, sức khỏe của bản thân người lao động. Ngư dân lo lắng và không dám đi đánh bắt. Đồng thời khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân. Nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

Đối với khách hàng quốc tế, VASEP cho rằng họ quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Các doanh nghiệp đã bị thiệt hại rất lớn.

Còn đối với thị trường nội địa, người dân trên cả nước với tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản ở miền Trung. Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Toàn bộ hàng nội địa phải bảo quản lâu ngày ở kho. Do đó, doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí (tiền điện, kho...).

Hiệp hội này thống kê, sản lượng thu mua của doanh nghiệp giảm đến 60% so với cùng kỳ năm 2015.Nguồn nguyên liệu hiện thiếu trầm trọng trong khi đầu ra của sản phẩm cũng bị co lại, nên doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 8 tháng chỉ đạt khoảng 40% và doanh số của doanh nghiệp cũng bị giảm mạnh.

Theo báo cáo của doanh nghiệp, đến thời điểm giữa tháng 8.2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại nên dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, các công ty vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác.

Theo đó, VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có sự can thiệp đối với tập đoàn Formosa về việc phảicó trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung.Cùng với đó, kiến nghị Chính phủ đưa ra những chính sách hỗ trợcho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra; chỉ đạo các bộ ngành có giải pháp, tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp: tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để doanh nghiệp duy trì sản xuất (như thủ tục nhập khẩu, hỗ trợ cước phí tại cảng nhập khẩu...), tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và mặt hàng mới.

Đồng thời VASEP đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng quốc tế tiếp tụctin tưởngthủy sản của Việt Nam vẫnđảm bảo chất lượng.

Ngày 24.8,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúccũng vừa ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởisự cố môi trường do Formosa gây ra. Ban Chỉ đạo gồm 19 thành viên do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban.

Về khoản tiền 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỉ đồng) phía Formosa cam kết đền bù thiệt hại, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo chủ trương chính sách để cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết, sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Thứ nhất, Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ lâu dài về sinh kế cho ngư dân, chú trọng hỗ trợ theo hướng đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ để mang lại hiệu quả dài lâu, bền vững hơn. “Dùng khoản tiền này để giúp hạ lãi suất cho vay với người dân đầu tư tàu để đánh bắt xa bờ chỉ còn 1%-1,5%” - Thủ tướng gợi ý.

Thứ hai, Thủ tướng chỉ đạo phân về Quỹ hỗ trợ môi trường để khôi phục môi trường biển đã bị xâm hại. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tính toán phần để hỗ trợ trực tiếp cho những người dân bị thiệt hại qua sự cố.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, khoản tiền đền bù không phải để chi trực tiếp ngay các việc trước mắt mà phải dành chủ yếu cho phát triển lâu dài.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN xuất khẩu thủy sản muốn Chính phủ can thiệp để Formosa đền vụ cá chết