“Việc DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác”, ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nói.

DNNN không trả được nợ thì cho phá sản, không tính vào nợ công

Trí Lâm | 25/05/2017, 14:16

“Việc DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác”, ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nói.

Trình bày Tờ trình dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) trước Quốc hội vào sáng 25.5, Bộ trưởnTài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn…

Theo đó, chỉ tính riêng quy mô dư nợ nước ngoài của Chính phủ (trong đó vay ODA, vay ưu đãi chiếm trên 94%) đến cuối năm 2015 so với cuối năm 2001 đã tăng 6,5 lần. Các khoản nợ tập trung vào 3 nhà tài trợ chính: Ngân hàng Thế giới (WB) tăng 11,5 lần (23.900 tỉ đồng tăng lên 274.200 tỉ đồng); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tăng 20,3 lần (7.500 tỉ đồng lên 151.100 tỉ đồng); Nhật Bản tăng 6,8 lần (35.900 tỉ đồng lên 243.900 tỉ đồng).

“Đến cuối năm 2016, ước tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 63,7% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 52,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,3% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá, việc quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Đó là còn nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi nợ công, như việc có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của doanh nghiệp Nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước vào nợ công hay không?

Cùng với đó, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao. Đáng lo hơn là đã phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay Chính phủ bảo lãnh dẫn đến Chính phủ phải trả nợ thay;thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối trả nợ.

Nguyên nhân được Bộ trưởng Dũng chỉ ra là cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng dựa vào vốn là chính, cơ sở hạ tầng, xã hội còn yếu kém, áp lực vốn đầu tư lớn trong khi tích luỹ nội địa nền kinh tế còn mỏng; vẫn còn tâm lý chờ bao cấp, vốn ODA và trái phiếu Chính phủ; thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn; năng lực chủ đầu tư hạn chế…

Do đó, Bộ trưởng Dũng cho rằng cần thiết phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công 2009, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và các quy định liên quan đến công tác quản lý nợ công nói riêng.

Theo đó, cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ công; gắn trách nhiệm giải trình theo chức năng nhiệm vụ được giao từ huy động, phân bổ, quản lý sử dụng và trả nợ công.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủyban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến thống nhất không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), của đơn vị sự nghiệp công lập.

“Việc DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác”, ông Hải nói.

Lý do là việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể gia tăng nghĩa vụ trả nợ công, ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay.

Ông Hải cũng cho rằng, việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra. Thông lệ trên thế giới là quy định rõ một đầu mối quản lý nợ công, trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh luật.

“Nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng còn khó khăn, bất cập”, ông Hải nói.

Đồng thời, ông Hải cũng cho rằng, dự luật cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý, đối tượng, điều kiện cấp bảo lãnh, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài; trách nhiệm của tổ chức thẩm định…

Theo dự luật này, điều kiện được vay lại gồm: tình hình tài chính lành mạnh; nợ quá hạn không quá 5%; đáp ứng các tỷlệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định; tổng mức dư nợ vay lại chịu rủi ro tín dụng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu thực có của từng tổ chức tài chính - tín dụng tại thời điểm xem xét cho vay lại….

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DNNN không trả được nợ thì cho phá sản, không tính vào nợ công