Hoạt động tàu ngầm đang là mối đe dọa cao nhất đối với các tàu sân bay và các hạm đội Mỹ, theo đánh giá của Đô đốc John Richardson. Theo tạp chí National Interest, hải quân Mỹ đang nỗ lực cải thiện năng lực chống tàu ngầm trong bối cảnh Nga và Trung Quốc thúc đẩy hoạt động hạm đội tàu ngầm.

Đô đốc Mỹ John Richardson lo ngại tàu ngầm Trung Quốc - Nga

Anh Đào | 11/09/2016, 18:33

Hoạt động tàu ngầm đang là mối đe dọa cao nhất đối với các tàu sân bay và các hạm đội Mỹ, theo đánh giá của Đô đốc John Richardson. Theo tạp chí National Interest, hải quân Mỹ đang nỗ lực cải thiện năng lực chống tàu ngầm trong bối cảnh Nga và Trung Quốc thúc đẩy hoạt động hạm đội tàu ngầm.

Tạp chí National Interest nhận định mặc dù tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đạn đạo thường thu hút chú ý nhiều hơn, tuy nhiên tàu ngầm của Nga trang bị ngư lôi 650mm và 533mm sử dụng công nghệ waking-homing (lần theo dấu vết của tàu) mới thực sự là mối đe dọa do khả năng có thểbắn chìmtàu sân bay Mỹ.

Cựu hạm trưởng hải quân Mỹ Jerry Hendrix, Giám đốc Chương trình thẩm định và chiến lược quốc phòng của Trung tâm An ninh Mỹ mới tại Washington, đưa ranhận xét: “Ngư lôi bố trí bên mạnphải tàu là một trong số ít vũ khí có thể ngay lập tức bắn chìm tàu sân bay”.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí National Interest ngày 25.8 trong văn phòng tại Lầu Năm Góc, Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, thừa nhận tàu ngầm là mối đe dọa lớn nhất đối với tàu và hạm đội Mỹ hiện nay.

Ông nhận xét: “Đây không phải tin gì mới. Tàu ngầm là loại vũ khí tác chiến bất đối xứng. Nhờ ưu điểm ẩn mình liên tục, chúng tránh được nhiều hệ thống dò tìm, yếu tố đầu tiên đối với bất kỳ loại vũ khí can thiệp nào”.

Ngư lôi của Ngasửdụng công nghệ waking-homing (lần theo dấu vết của tàu)- Ảnh: Pravda

Tăng cường hoạt độngchống ngầm

Đô đốc John Richardson nhận định hải quân Mỹ đang tập trung hơn vào cuộc chiến chống ngầm bằng cách kết hợp các lực lượng trên không, trên mặt biển và dưới nước. Một cách để bảo đảm an toàn cho hạm đội trên mặt nước là lực lượng tàu ngầm tấn công trên mặt nướcphải duy trì được ưu thế.

Vị đô đốc đãdành hầu hết sự nghiệp hải quân của mình để xây dựng các tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân chia sẻ: “Chúng tôi dành nhiều thời gian cho lĩnh vực này… Chúng tôi muốn bảo đảm các tàu ngầm có thể giành được các vị trí tốt và đóng ở đó, phải ẩn mình đủ để giữ được khu vực có lợi mà chúng tôi giành được”.

Ông thừa nhậnlần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, hải quân Mỹ ngày càng nhận ra thách thức trong hoạt động dưới biển: “Luôn có rất nhiều cạnh tranh ở lĩnh vực này. Chúng tôi không thể lơi lỏng một phút giây nào, nếu không chúng tôi sẽ lại phải đối đầu. Vì vậy, hải quân đang tiếp tục đẩy nhanh và phát triển hệ thống chống ngầm”.

Mỹ vẫn quáít tàu ngầm

Hải quân Mỹ hiện có khoảng 52 tàu ngầm tấn công, tức nhiều hơn so với yêu cầu 48 tàu. Tuy nhiên, kể cả với con số 52 tàu ngầm này, hải quân vẫn khó đáp ứng yêu cầu từ các chỉ huy chiến đấu tại Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong khi Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động của các hạm đội. Một vấn đề nảy sinh là lực lượng tàu ngầm chiến đấu trên mặt nước dự định sẽ chỉ còn 41 tàu vào năm 2029.

Mặc dù mối đe dọa từ các hạm đội của Nga và Trung Quốc là có thực song chúng chưa phải là khủng hoảng.

Đô đốc Richardson ghi nhận: “Đó không phải là vấn đề không giải quyết được. Nhưng như đã nói, chúng tôi cần phải chú ý. Nga luôn chế tạo các tàu ngầm rất phức tạp và họ rất sáng tạo, kỹ sư của họ đang ngày càng giỏi hơn. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở lực lượng đừng đánh giá đối thủ quá sớm. Trong cuộc đua này, Nga đang dẫn đầu”.

Ngư lôi Yu-6 trên tàu ngầm Trung Quốc - Ảnh: asiawind.com

Trong khi đó, Trung Quốc trở thành mối đe dọa khi sở hữu số lượng lớn tàu ngầm. Đô đốc Richardson phân tích: “Nói về năng suất, Trung Quốc đang chế tạo nhiều tàu ngầm. Trong đó có một số tàu ngầm sẽ phải mất thời gian để dò được vì chúng sử dụng động cơ diesel và công nghệ AIP (động cơ đẩy sử dụng không khí riêng) âm thanh phát ra không đáng kể. Sau khi tìm ra chúng, chúng ta mới biết được chất lượng của chúng”.

Đối mặt với các mối đe dọa trên, hải quân Mỹ đang xem xét lại yêu cầu sở hữu 48 tàu ngầm vì chỉ tiêu này được ban hành trước khi Nga tăng cường hoạt động của các hạm đội và trước khi Trung Quốc tham gia vào mặt trậndưới biển. Do đó, con số 48 tàu ngầm hiện nay đối với hải quân Mỹ là quá ít. Đô đốc Richardson cho biết: “Chúng ta phải xác định được con số cần thiết và bước đi nào để giảm được các nguy cơ trên”.

Chưa có cáchđối phó

Tuy nhiên, phương thức chính xác để hải quân Mỹ giảm thiểu các nguy cơ này vẫn chưa được quyết định. Trước mắt hải quân Mỹ đang cố cân bằng giữa số lượng tàu ngầm họ cần so với nguồn lực hiện có.

Đô đốc Richardson chia sẻ: “Chúng tôi đang đánh giá lại cấu trúc quân đội trong mùa hè này để trả lời cho các câu hỏi trên… Kể cả khi có được các nguồn lực vô hạn, không có nghĩa là chúng ta được mua vô số tàu ngầm, tàu chiến, tàu sân bay hay bất cứ thứ gì khác. Phải có một số lượng đủ để đối phó được mọi nguy cơ”.

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo tạp chí National Interest,kể cả nếu hải quân Mỹ có thể gia tăng số lượng tàu ngầm tấn công trên mặt nước, cũng chưa rõ liệu họ cần làm gì để đối phó với khó khăn hiện nay.

Ví dụ, Đô đốc Richardson cho biết hải quân có thể xem xét kéo dài thời gian hoạt động của các tàu ngầm lớp Los Angeles đã nâng cấp và chế tạo thêm các tàu ngầm lớp Virginia kể từ năm tài chính 2021 để có thể sản xuất 2 tàu ngầm tấn công trên mặt nước mỗi năm.

Tóm lại, hải quân Mỹ cần gia tăng sản xuất thêm tàu ngầm nếu họ muốn bù đắp số lượng đang thiếu, tuy nhiên điều đó có nghĩa là Quốc hội sẽ phải tăng ngân sách cho hoạt động chế tạo tàu ngầm.

Anh Đào
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đô đốc Mỹ John Richardson lo ngại tàu ngầm Trung Quốc - Nga