Tổng thống Macron đề xuất thay đổi căn bản hệ thống cơ quan quyền lực dân cử, điều sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống chính trị tại Pháp. Điều đó khiến giới phân tích đã nhìn nhận dường như nhà lãnh đạo trẻ tuổi Emmanuel Macron muốn trở thành một Charles de Gaulle của thế kỷ 21 và nền Cộng hòa thứ sáu tại Pháp đã phôi thai.

'Đờ-Gôn đệ nhị' của nước Pháp đã bắt đầu hành động

06/07/2017, 14:17

Tổng thống Macron đề xuất thay đổi căn bản hệ thống cơ quan quyền lực dân cử, điều sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống chính trị tại Pháp. Điều đó khiến giới phân tích đã nhìn nhận dường như nhà lãnh đạo trẻ tuổi Emmanuel Macron muốn trở thành một Charles de Gaulle của thế kỷ 21 và nền Cộng hòa thứ sáu tại Pháp đã phôi thai.

Tổng thống Emmanuel Macron đang xây dựng hình ảnh một Charles de Gaulle đệ nhị

Tân Tổng thổng Pháp cải tổ sâu rộng nền chính trị để tập trung quyền lực

BBC ngày 3.7 đưa tin, phát biểu tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông dự định trình Quốc hội đề xuất cắt giảm một phần ba số lượng những nhà lập pháp tại đất nước hình lục lăng.

Theo đó, số lượng nghị sĩ Quốc hội Pháp sẽ giảm từ 577 xuống 385, và số lượng nghị sĩ của Thượng viện Pháp sẽ giảm từ 348 xuống 232. Như vậy, cơ quan lập pháp của nước Pháp sẽ giảm từ 925 nghị sĩ xuống còn 617 nghị sĩ.

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi cho rằng điều đó sẽ giúp cho nước Pháp có một chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và đưa nước Pháp bước vào một giai đoạn phát triển mới nhiều hứa hẹn.

Theo ông Macron, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Pháp, ông và đảng Nền Cộng hòa Tiến bước của ông đã được người dân Pháp trao một nhiệm vụ nặng nề trong việc đưa nước Pháp tiến lên.

Vì vậy, cần phải tạo ra những thay đổi căn bản cho nền chính trị để đảm bảo việc thực thi quyền lực một cách hiệu quả nhất. Và tân Tổng thống Pháp đã chọn đột phá trước tiên vào cơ quan đại diện quyền lực nhân dân.

Tổng thống Macron cho biết, nếu các đề xuất của ông không được Quốc hội thông qua trong vòng một năm, ông sẽ đưa vấn đề này ra trưng cầu ý dân, mà ông tin là được người dân ủng hộ.

Bởi: "Trong quá khứ, các thủ tục đã được ưu tiên hơn kết quả, các quy tắc về sáng kiến phải sống trong túi của sự công bằng”, BBC dẫn lời ông Macron.

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của nước Pháp đã bắt đầu tạo dấu ấn quyền lực

Người đứng đầu Điện Elysée nhận định, khi hệ thống cơ quan dân cử của Pháp được thay đổi sẽ tạo ra tỷ lệ đại diện phù hợp hơn, điều đó giúp cho tiếng nói của Chính phủ sẽ có sức nặng hơn, qua đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Theo giới phân tích, nền Cộng hòa thứ 5 tại Pháp đã trao quyền lực nhiều hơn cho Tổng thống và Chính phủ, hạn chế nhiều quyền lực Quốc hội Pháp nên việc giảm số lượng những nhà lập pháp không tác động nhiều đến hoạt động của Chính phủ.

Hơn nữa, hiện nay đảng chính trị của Tổng thống Macron đang chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội với tỷ lệ 350/577 ghế, vì vậy quyền lực của Chính phủ Pháp đâu bị hạn chế, nên đâu nhất thiết phải cải tổ Quốc hội lúc này.

Mặt khác, việc cắt giảm theo tỷ lệ thực chất không làm thay đổi cán cân quyền lực tại nghị viện. Chẳng hạn đảng Nền Cộng hòa Tiến bước của ông Macron hiện có 350/577 ghế, chiếm tỷ lệ 60,6%, nếu giảm thì sẽ còn 233/385 ghế, tỷ lể vẫn là 60,6%.

Tuy nhiên, cá nhân người viết cho rằng, tân Tổng thống Macron thay đổi nhánh lập pháp là nhằm giúp cho quyền lực được tập trung hơn, qua đó đảm bảo cho việc quản lý và điều hành diễn ra thông suốt và hiệu quả hơn.

Thứ nhất, theo Hiến pháp hiện hành, Tổng thống chỉ định Thủ tướng và thành lập Chính phủ, nhưng Quốc hội lại có quyền giải tán Chính phủ. Đây là nguy cơ với Chính phủ non trẻ của Tổng thống Macron khi vừa mới thành lập mà đã có tới 4 sự xáo trộn lớn về nhân sự.

Dường như ông Macron đang hướng tới việc xây dựng hệ thống lập pháp theo mô hình của Mỹ, quyền lực rất lớn nhưng không thể giải tán Chính phủ. Điều này đảm bảo cho các chính sách và kế hoạch của Chính phủ không bị dở dang trong nhiệm kỳ, nhất là những chính sách mới.

Thứ hai, nghị viện Pháp với số lượng nghị sĩ quá lớn - gần 1.000 thành viên – khiến cho hoạt động lobby - vận động hành lang - mất rất nhiều thời gian cho một chính sách hay một kế hoạch thiếu đồng thuận. Điều này khiến cho hoạt động không chuyên nghiệp và sẽ có những chính sách không thực tế.

Khi giảm số lượng nghị sĩ, vấn đề đó sẽ được giải quyết. Hoạt động lập pháp sẽ tập trung hơn, chuyên sâu hơn, sẽ không có kiểu Quốc hội ra nghị quyết nhưng không có giá trị pháp lý, như nghị quyết kêu gọi Chính phủ Pháp chấm dứt cấm vận Nga.

Thứ ba, nâng cao giá trị quyền lực đại diện. Hiện nay xác suất của một đại diện quyền lực sẽ là 1/577 = 0,0017, khi giảm thì sẽ là 1/385 = 0,0026. Như vậy, sau khi cắt giảm số lượng nghị sĩ, giá trị quyền lực đại diện đã tăng gần 50%.

Như vậy, rõ ràng quyền lực của 385 đại diện đã được tập trung hơn 577 đại diện. Điều đó đồng nghĩa việc Chính phủ thông qua hay tạo đồng thuận thông qua chính sách dễ dàng hơn rất nhiều.

Nền Cồng hòa thứ 6 tại Pháp đã phôi thai?

Quyết định định của Tổng thống Macron đã ngay lập tức bị các đối thủ chính trị chỉ trích. Lãnh tụ đảng Nước Pháp bất khuất Jean-Luc Mélenchon, đã cáo buộc ông Macron dường như muốn trở thành pharaon của chế độ quân chủ, theo BBC.

Theo báo Libération của Pháp, phong cách của Tổng thống Macron đang trở nên ngày càng gần gũi hơn với phong cách của "anh hùng nước Pháp" Charles de Gaulle - người sáng lập ra nền Cộng hòa thứ 5.

Anh hùng của nước Pháp Charles de Gaulle - người đã sáng lập ra nền Đệ ngũ Cộng hòa

Ngược dòng lịch sử, năm 1946, sau khi Thế chiến II kết thúc, Chính phủ của Thống chế Petain ra đi cùng với sự sụp đổ nền Cộng hòa thứ ba tại Pháp. Một thể chế chính trị mới được hình thành tại đất nước hình lục lăng - nền Cộng hòa thứ tư ra đời.

Cốt lõi của nền Cộng hòa thứ tư là nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị theo chế độ Cộng hòa Nghị viện. Chính phủ được thành lập dựa trên thế đa số của đảng chính trị hay liên minh chính trị tại Nghị viện.

Tuy nhiên, đến những năm cuối của thập kỷ 50, phong trào ly khai tại thuộc địa đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị xã hội Pháp. Chính trường Pháp rơi vào bế tắc khi không thể cho ra đời một Chính phủ dân sự. Một cuộc khủng hoảng chính trị tại Pháp đã xảy ra.

Trước bối cảnh đó, Charles de Gaulle - anh hùng chống phát xít của nước Pháp, người đã rời quyền lực từ một thập kỷ trước, được kêu gọi đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, xây dựng một bản Hiến pháp mới cho nước Pháp.

Ngày 28.9.1958, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại Pháp và kết quả là một bản Hiến pháp mới đã được thông qua tạo nền tảng cho hoạt động của hệ thống chính trị tại đất nước hình lục lăng. Nền Cồng hòa thứ năm ra đời.

Trong nền Cộng hòa thứ năm, thể chế chính trị của nước Pháp được xây dựng theo chế độ Cộng hòa bán Tổng thống. Tổng thống được bầu phổ thông, Tổng thống có quyền chỉ định Thủ tướng và thành lập chính phủ.

Trong nền Cộng hoà thứ năm, Nghị viện được tổ chức thành hai viện, Quốc hội và Thượng nghị viện. Trong đó Quốc hội có quyền giải tán Chính phủ, và đó được xem là nguyên nhân nhiều nhiệm kỳ Tổng thống phải "sống chung" với Chính phủ đối lập.

Gần 60 năm qua, nền Cộng hòa thứ năm đã vận hành và tạo nên nhiều trụ cột trong đời sống chính trị Pháp, qua đó định hướng hình thành nhiều nền tảng trong đời sống xã hội Pháp.

Nay Tổng thống Macron đề xuất thay đổi căn bản hệ thống cơ quan quyền lực dân cử, điều sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống chính trị tại Pháp.

Điều đó khiến giới phân tích đã nhìn nhận dường như nhà lãnh đạo trẻ tuổi Emmanuel Macron muốn trở thành một Charles de Gaulle của thế kỷ 21 và nền Cộng hòa thứ sáu tại Pháp đã phôi thai.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Đờ-Gôn đệ nhị' của nước Pháp đã bắt đầu hành động