Khi mẻ quặng sắt đầu tiên chạy ra từ lò nung hút chặt lấy viên nam châm mẫu, các nhà khoa học của Viện Hóa học (Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) không ai giấu nổi sự xúc động.

“Đỡ lo hơn về bô xít Tây Nguyên”

21/05/2014, 06:19

Khi mẻ quặng sắt đầu tiên chạy ra từ lò nung hút chặt lấy viên nam châm mẫu, các nhà khoa học của Viện Hóa học (Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) không ai giấu nổi sự xúc động.

Bởi lẽ, mẻ quặng ấy không chỉ là kết quả của quá trình nghiên cứu đầy tâm sức của nhiều nhà khoa học để biến bùn đỏ - chất thải từ các nhà máy sản xuất Alumin ở Tây Nguyên thành quặng sắt mà còn là thành quả của sự hợp tác giữa nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời cũng là cố vấn của đề tài được đánh giá là hết sức có ý nghĩa xã hội này nói: “Nếu không có sự giúp đỡ của Tuấn (ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng giám đốc Cty TNHH Thái Hưng) thì đề tài này khó có thể thành công ở quy mô sản xuất”.

Đề án sản xuất quặng sắt từ bùn đỏ bô xít được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho nhóm nghiên cứu của Viện hóa học tiến hành từ đầu năm 2013. Nếu chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, đề án này rất khó chứng minh được hiệu quả thực tế. Với nguồn kinh phí Nhà nước hạn hẹp, đề án hoàn toàn không thể sản xuất thử nghiệm trên quy mô doanh nghiệp nếu như không có sự góp sức của một đơn vị sản xuất.

Trong bối cảnh Việt Nam chưa có quỹ bảo hiểm cho các đề tài nghiên cứu mạo hiểm như hiện nay, sự tham gia của Thái Hưng được ví như “chuột bạch” trong phòng thí nghiệm. Chính vì lẽ đó, niềm vui sướng của “ba nhà” – nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất khi mẻ quặng sản xuất quy mô công nghiệp đầu tiên thành công là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
“Do lo hon ve bo xit Tay Nguyen”
Mẫu thép thành phẩm được giới thiệu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 9.4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng đoàn công tác đến tận nhà máy tại Hải Phòng và Hải Dương để trực tiếp chứng kiến quy trình sản xuất. Sáng ngày 17.5, Phó Thủ tướng cũng đã mang mẫu thép đạt tiêu chuẩn SD 390 của Nhật Bản tới phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho các Ủy viên Ủy ban mục sở thị.

Sự thành công của đề án này có ý nghĩa xã hội rất lớn, nhất là trong bối cảnh nhiều người dân vẫn đang lo lắng về hiệu quả kinh tế cũng như hậu quả môi trường do các dự án sản xuất Alumin ở Tây Nguyên gây ra. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại cuộc họp cũng đã phát biểu cho rằng “đỡ lo hơn về bô xít Tây Nguyên”.

Ngày 18.5 đã được Thủ tướng chính thức công bố chọn là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam”. Dù vậy, khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Có một thực tế đáng buồn không thể không nói tới ở Việt Nam, đó là tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á nhưng không có trường đại học nào của Việt Nam trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới; số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam chỉ tương đương 1 trường đại học của Thái Lan .

Để khoa học công nghệ thực sự trở thành mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam, để các doanh nghiệp Việt không còn phải làm “chuột bạch” thí nghiệm thì cần nhiều hơn nữa những mô hình có thể khuyến khích được sự chung tay hợp tác hiệu quả của cả ba nhà như dự án biến bùn đỏ bô xít thành quặng sắt vừa rồi.

Phong Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Đỡ lo hơn về bô xít Tây Nguyên”