“Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể cần một môi trường pháp lý minh bạch tao điều kiện để họ lớn lên , doanh nghiệp và các hộ cá thể làm sao lớn lên được khi luôn lo bị “bỏ tù” – TS Bùi Trinh nói với báo điện tử Một Thế Giới

Doanh nghiệp làm sao lớn lên được khi luôn lo bị 'bỏ tù'

Trí Lâm | 24/04/2016, 14:11

“Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể cần một môi trường pháp lý minh bạch tao điều kiện để họ lớn lên , doanh nghiệp và các hộ cá thể làm sao lớn lên được khi luôn lo bị “bỏ tù” – TS Bùi Trinh nói với báo điện tử Một Thế Giới

Liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Tấn bị công an huyện Bình Chánh khởi tố, sau đó VKSND huyện Bình Chánh ra cáo trạng truy tố ông về tội kinh doanh trái phép, nhiều lãnh đạo cấp cao, luật sư, chuyên gia kinh tế đã lên tiếng về vụ việc này.

Vụ việc một người dân chỉ vì chậm đăng ký kinh doanh mà suýt bị bỏ tù cho thấy nhiều dấu hiệu về sự thiếu an toàn và thiếu thuận lợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới chuyên gia kinh tế Bùi Trinh chia sẻ, việc khởi tố ông bán phở thực ra không phải lĩnh vực của ông, màđây là lĩnh vực của các luật sư. Nhưngvới tư cách là một người dân Việt Nam cảm giác cuộc sống vốn đã nhiều rủi ro từ thiên tai, địch họa lại còn thêm những rủi ro từ những cơ quan đángra phải bảo vệ người dân. "Cảm giác này lẽ ra không nên có trong một xã hội ổn định và minh bạch", ông nói.

Theo ông Bùi Trinh, trong bối cảnh Nhà nước và Chính phủ đang đưa ra những thông điệp và dấu hiệu cam kết sẽ cải cách môi trường đầu tư và tạo thuận lợi cho kinh doanhthì việc một ông chủ quán phải đối mặt với nguy cơ bị khởi tố hình sự vì chậm đăng kí kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý các nhà đầu tư khác. Điều này có người nói là việc nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến lòng tin và động cơ đầu tư của dân cư, việc ông Tấn thực ra chỉ như giọt nước tràn ly.

Hiện nay, khi nguồn lực của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu để dành xấp xỉ với lượng đầu tư nhưng tại sao nguồn vốn cho đầu tư lại là một vấn đề khó khăn vào loại nhất? Theo ônglượng tiền để dành này không được đưa vào sản xuất mà nó vẫn dưới dạng tiền tệ, điều này dường như được minh chứng tronglý giải của NHNN gần đây, tuy lượng tiền gửi ở NH nước ngoài vẫn là tiền của mình thôi chẳng mất đi đâu (như ông Trương Văn Phước giải thích trên VTV1).

“Nhưng vấn đề khác quan trọng hơn lại được đặt ralà người dân (bao gồm cả doanh nghiệp) không đầu tư mở rộng sản xuất mà gửi vào ngân hàng (dù lãi suất USD là 0%), mà hệ thống ngân hàng thương mại cũng không đưa khoản tiền này đến với sản xuất được nên phải gửi ở ngân hàng khác ở nước ngoài, tuy bất cứ lúc nào cần có thể lấy ra thanh toán được nhưng tăng đột biến như vậy chẳng lẽ không có ý nghĩa gì sao?” – ông Trinh nói.

Như vậy, theo ông Trinh, việc tạo lòng tin và động cơ đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp và khu vực hộ gia đình rất qua trọng, nên nhớrằng trong suốt 10 năm qua đóng góp vào GDP chính là khu vực kinh doanh cá thể (chiếm trên 30% GDP).

Do đó, ông Trinh khẳng định rằng, gốc rễ của việc các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể phải “khai tử” hoặc không muốn mở rộng sản xuất là do sự thiếu minh bạch, là sự thiếu bằng phẳng đối với các loại hình sở hữu.

“Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể cần một môi trường pháp lý minh bạch tao điều kiện để họ lớn lên, doanh nghiệp và các hộ cá thể làm sao lớn lên được khi luôn lo bị “bỏ tù”, ông Trinh nói.

“Thể chế nó là một cái gì đó cao siêu quá đối với người dân, tôi nghĩ Nhà nước và Chính phủ cần làm cho tất cảngười dân (bao gồm những người dân bình thường và những người dân đang làm việc trong các cơ quan công quyền) hiểu rằng những người đang làm trong các cơ quan công quyền đang sống bằng tiền thuế của dân để phục vụ dân”, ông Trinh nói.

Còn nhưông Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từng chia sẻ với báo chí, nếu như các cơ quan có thể dùng đao to búa lớn, đi khởi tố hình sự một DN bé bán phởthì điều đó chứng tỏ môi trường kinh doanh của Việt Nam mạo hiểm đến như thế nào.

“Đến một người bán phở chỉ vì chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày cũng đưa người ta ra tòa mà kết án hình sự, dựa vào một điều Luật đã có thay đổi rồi nhưng đến tháng 7.2016 mới có hiệu lựcthì tôi nghĩ những việc như vậy là rất lớn. Thực tế chứng minh là khi vụ việc được đưa ra xét xử, dư luận rất quan tâm và toàn xã hội rất nhạy cảm tước các diễn biến như thế”, ông Doanh nói.

Đình chỉ vụ án

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, yêu cầu TP chỉ đạo cơ quan chức năng dừng ngay vụ án hình sự đối với chủ quán cà phê Xin Chào (ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh).

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch TP đề nghị Viện Kiểm sát trả hồ sơ để xem xét lại vụ án từ đầu; làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan; nếu có sai phạm phải có hình thức xử lý phù hợp. Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu chính quyền thành phố báo cáo kịp thời những vướng mắc (nếu có) trong vụ việc này để xử lý, giải quyết.

Ngay sau khi báo chí đăng thông tin về vụ việc chủ quán cà phê, ăn sáng, cơm trưa văn phòng chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã chỉ đạo Giám đốc Công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ việc.

Ngày 23.4, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí kết luận rằng ông Nguyễn Văn Tấn không phạm tội kinh doanh trái phép. Ông Lê Minh Trí cũng yêu cầu Viện trưởng Viện KSND TP.HCM tạm đình chỉ công tác đối với kiểm sát viên và lãnh đạo Viện KSND huyện Bình Chánh trực tiếp tiến hành tố tụng vụ án này để kiểm điểm làm rõ theo quy định của pháp luật.

Sau khi thảo luận, VKSND TP.HCM đã thống nhất với các cơ quan còn lại sẽ đình chỉ vụ án hy hữu này. Tuy nhiên chưa có phương án đình chỉ hay thời gian đình chỉ do chưa có quyết định cụ thể. VKSND TP.HCM cũng nói sẽ xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để có hướng xử lý thích hợp.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
36 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp làm sao lớn lên được khi luôn lo bị 'bỏ tù'