Dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp da giày sẽ đối mặt với việc bị gián đoạn và thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu.

Doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu sản xuất da giày

Tuyết Nhung | 25/08/2022, 21:02

Dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp da giày sẽ đối mặt với việc bị gián đoạn và thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tăng trưởng khá với 13%, đạt trên 14 tỉ USD. Mức tăng trưởng này khá đều ở các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ 24%; EU 17,5%...

da-giay.jpg

Đáng chú ý, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường có FTA tiếp tục có sự phục hồi tích cực. Trong đó, xuất khẩu sang khối thị trường thành viên FTA Việt Nam - EU tăng 18,2%, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng 10,5% và thị trường Anh thông qua FTA Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) tăng 10,9%.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, thị trường da giày được dự báo có rất nhiều thách thức. Bà Xuân cho rằng, tác động của tình hình quốc tế, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm của da giày Việt Nam như: EU, Mỹ... đang có sự sụt giảm tiêu dùng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức mua. Ngoài ra, các doanh nghiệp da giày vẫn gặp khó khi nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu và gián đoạn.

Mặc dù hiện nay, dưới sự thúc ép của quy tắc xuất xứ quy định trong các FTA, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày đã cải thiện đáng kể, hiện đạt mức 55%, riêng đối với mặt hàng giày thể thao đã đạt 70-80%, nhưng vẫn gặp khó về đầu tư, sản xuất nguyên phụ liệu, như mặt hàng da thuộc hàng năm phải nhập hàng tỉ USD do mặt hàng này bị các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường. Đây cũng chính là hạn chế để ngành da giày tăng tỷ lệ nội địa hóa trong thời gian tới.

Hiện nay, các mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam có mức giá khoảng 16 USD, được đánh giá trung bình về chất lượng cũng như giá cả trên thị trường thế giới. Bà Xuân chỉ ra, muốn tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thời gian tới, ngành da giày xác định cần phải nâng cao năng lực sản xuất, nâng chất lượng để các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao hơn. Muốn sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng có giá trị cao hơn, ngành da giày cần nguồn nhập khẩu nguyên liệu có giá trị cao.

Ở khía cạnh này, ngành da giày Việt Nam dù đã đẩy mạnh được xuất khẩu sang thị trường các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam nhưng chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu. Đặc biệt với EU, thị trường này có nguồn nguyên phụ liệu tốt, giá trị cao phù hợp để có thể sản xuất sản phẩm ở phân khúc cao hơn. Việt Nam cũng chưa tận dụng tốt cơ hội để có thể nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới trong bối cảnh hướng đến sản xuất bền vững, sử dụng công nghệ xanh và sạch.

"Có thể nói, nguồn nguyên liệu da giày chính là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng da giày. Vì vậy, tôi mong muốn chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày sẽ sớm được phê duyệt, qua đó có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tới đây. Các doanh nghiệp trong nước cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu hướng tới phát triển bền vững, sản xuất xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững", bà Xuân đề nghị.

Ngoài ra, để tránh đứt gẫy nguồn cung nguyên liệu như đã xảy ra, doanh nghiệp sản xuất không nên tập trung nhập khẩu vào một số thị trường mà cần đa dạng hóa.

"Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có thể hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các đối tác xuất khẩu nguyên phụ liệu trong khối thị trường có hiệp định thương mại tự do để tận dụng ưu đãi về thuế; cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục quảng bá năng lực, thông tin về những lợi thế của ngành da giày Việt Nam", bà Xuân kiến nghị.

Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, tháng 7.2022, sản xuất da giày chỉ tăng nhẹ 3,2% so với tháng trước nhưng tăng tới 25,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản xuất của ngành tăng 15,1% so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động của ngành thời điểm tháng 7.2022 cũng tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng trước và tăng mạnh 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bài liên quan
'Mạnh tay' chi hơn 6 tỉ USD nhập nguyên liệu dệt may, da giày Trung Quốc
Trong số nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may, vải có lượng nhập lớn nhất, chiếm 45%. Với ngành da giày, nhập khẩu da tới 65-70%, vải 40%...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu sản xuất da giày