Nhiều doanh nghiệp đang rất lo ngại khi tăng đơn hàng tại thị trường châu Âu (EU), bởi thu hồi đồng euro và quy đổi sẽ mất đi giá trị.

Đồng euro mất giá, doanh nghiệp lo ngại tăng đơn hàng ở châu Âu

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 25/08/2022, 07:57

Nhiều doanh nghiệp đang rất lo ngại khi tăng đơn hàng tại thị trường châu Âu (EU), bởi thu hồi đồng euro và quy đổi sẽ mất đi giá trị.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, sau khi sụt giảm liên tục trong quý 2/2022, xuất khẩu cá ngừ sang EU đã tăng trở lại trong tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường EU trong tháng 7 đã tăng 16%, đạt hơn 14 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 lên gần 92 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đức, Bỉ và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối thị trường này. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu sang Bỉ và Hà Lan trong tháng 7.2022 tăng lần lượt là 130% và 1% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu sang Đức tiếp tục sụt giảm.

Giá năng lượng tiếp tục tăng nhanh trên khắp Châu Âu khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên sang khu vực này. Điều này đã kéo theo chi phí thực phẩm tại đây tăng cao hơn, gây tổn hại cho người tiêu dùng và có khả năng đẩy nhanh sự kết thúc giai đoạn bùng nổ chi tiêu. Hoạt động xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ sang Châu Âu sẽ gặp phải sự tác động đa chiều.

"Nhiều doanh nghiệp đang rất lo ngại khi tăng đơn hàng tại thị trường này, bởi thu hồi đồng euro và quy đổi sẽ mất đi giá trị, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm từ nay cho đến cuối năm 2022", chuyên gia của Vasep nhấn mạnh.

Liên quan đến việc đồng euro mất giá nhiều nhất trong 20 năm sẽ ảnh hưởng thế nào tới xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong ngắn hạn, việc đồng euro mất giá có thể ảnh hưởng nhất định đến một số doanh nghiệp có hợp đồng thanh toán bằng đồng euro.

Với doanh nghiệp xuất khẩu, cùng một lượng euro thu về số tiền quy đổi ra nội tệ ít hơn nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ EU chi phí sẽ rẻ hơn nên việc nhập khẩu sẽ có lợi hơn.

Về lâu dài, việc đồng nội tệ yếu kéo lạm phát lên cao tại EU, hàng hoá nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Sức mua yếu làm người tiêu dùng EU có thể hạn chế chi tiêu, nhất là với các mặt hàng không thiết yếu. Điều này có thể làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường, trong đó có Việt Nam.

Ông Hải cho rằng, những khó khăn, thách thức này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương nhận định từ đầu năm khi đánh giá về cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp; trong đó, đặc biệt là thúc đẩy tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do đang tiếp tục được giảm thuế theo lộ trình cam kết.

Mặt khác, Bộ Công Thương còn thực hiện kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, ứng dụng môi trường Internet; phát triển dịch vụ logistics, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Bài liên quan
Ông Trump khấp khởi khi Tổng thống Biden đau đầu với quân Nga ở biên giới Ukraine
Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông đủ sức ngăn cản Putin và nói thêm: "Tôi biết ông ấy rất rõ, rất hòa hợp với ông ấy. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau"

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng euro mất giá, doanh nghiệp lo ngại tăng đơn hàng ở châu Âu