​Giới chuyên gia dự báo các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ lợi nhuận “ảm đạm” trong quý I/2017 do Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm "Made in Korea" trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn còn tiếp tục trút "cơn giận THAAD" lên các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn giảm lợi nhuận do 'cơn giận THAAD' của Trung Quốc

Anh Thư | 20/04/2017, 16:14

​Giới chuyên gia dự báo các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ lợi nhuận “ảm đạm” trong quý I/2017 do Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm "Made in Korea" trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn còn tiếp tục trút "cơn giận THAAD" lên các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Hãng tin Yonhap dẫn một báo cáo mới đây của Samsung Securities cho biết, doanh nghiệp mỹ phẩm lớn nhất củaHàn Quốc là Amore Pacific Corp, được dự báo sẽ có lợi nhuận kinh doanh quý 1/2017 ở mức 315,1 tỷ won (275,5 triệu USD), giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng doanh thu mỹ phẩm trong quý I vừa qua của Amore Pacific ước tính sẽ chỉ tăng 2,7% lên 1.510 tỷ won.

Trong khi đó, các nhà quan sát cho biết thêm lợi nhuận kinh doanh quý 1/2017 của công ty kinh doanh các sản phẩm gia dụng và chăm sóc sức khỏe LG (LG Household & Health Care Co.) -doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm lớn thứ hai tại Hàn Quốc, sẽ chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 247,5 tỷ won, so với doanh số bán kỳ vọng đạt 1.600 tỷ won.

Tình hình kinh doanh của hai công ty mỹ phẩm hàng đầu Hàn Quốc trên được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chậm lại so với đà tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh và doanh thu ở mức 2 con số như cách đây 2 năm, trừ quý cuối năm 2016 khi “rủi ro từ Trung Quốc” bắt đầu nổi lên cùng lúc với nền kinh tế nước này đang đi xuống.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, hành động tẩy chay hàng hóa sản xuất tại Hàn Quốc củaBắc Kinh là nhân tố tác động xấu đến doanh thu của các doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc.

Hồi giữa tháng 1.2017, các nhà chức trách Trung Quốc đã từ chối cho nhập khẩu 11 tấn sản phẩm mỹ phẩm của Hàn Quốc, một động thái được nghi ngờ là một phần của "cơn giận THAAD". 11 tấn sản phẩm sau đó đã được gửi trở lại Hàn Quốc.

Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc xuất hiện kể từ khi Mỹtriển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc. Mặc dù Mỹ đã nói rằng mục đích triển khai THAAD là phòng thủ sự tấn công từ phía Triều Tiên nhưng nhưngTrung Quốc vẫn một mực cho rằng THAAD sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của mình.

Báo chí quốc tế gọi việc Trung Quốc trút 'cơn giận THAAD' xuống các công ty Hàn Quốc là phương thức trả đũa không tiếng súng, nhưng sức ảnh hưởng của nó không hề nhỏ. Đó cũng là một cách để Trung Quốc chứng tỏ cho các nước khác thấy vị thế của mình.

Một số diễn biến liên quan đến "cơn giận THAAD" là vài hãng hàng không nước Trung Quốc đã cắt giảm những chuyến bay với Hàn Quốc, trong khi giới chức Trung Quốc được cho là đã ra lệnh cho các hãng lữ hành ngừng bán các chương trình du lịch cho các công dân muốn đến Hàn Quốc du lịch.

Hưởng ứng hành động của chính phủ, hàng hóa và các sản phẩm âm nhạc của Hàn Quốc cũng của bị người Trung Quốc kêu gọi tẩy chay. Tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc - Lotte đã trở thành một trong những nạn nhân lớn nhất từ sự trả đũa này.

Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình và video âm nhạc của Hàn Quốc cũngã bị chặn phát sóng ở Trung Quốc. Cư dân mạng Trung Quốc vài ngày trước còn đăng tải thông tin kêu gọi tẩy chay mỹ phẩm Hàn, nhất là trên mạng xã hội Weibo.

A. Thi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn giảm lợi nhuận do 'cơn giận THAAD' của Trung Quốc